| Hotline: 0983.970.780

Đài Loan: Mảnh đất hấp dẫn lao động Việt Nam

Thứ Tư 29/12/2010 , 07:30 (GMT+7)

Đài Loan được coi là thị trường “hot” của người lao động Việt Nam, đặc biệt là lao động nữ nông thôn.

Lao động nữ chuẩn bị sang Đài Loan làm việc

Đài Loan được coi là thị trường “hot” của người lao động Việt Nam, đặc biệt là lao động nữ nông thôn. Đi đến bất kỳ làng xã nào của Việt Nam, phần lớn cũng có người đang đi lao động tại Đài Loan.

Có nhiều lý do khiến cho người lao động chọn Đài Loan bởi nơi đây chỉ cách Trung Quốc khoảng 160 km, với tổng diện tích 38.000km2. Cũng giống như Việt Nam, khí hậu Đài Loan có 4 mùa, mùa xuân từ tháng 3 đến tháng 4, mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9, mùa thu từ tháng 10 đến tháng 11, mùa đông từ tháng 12 đến tháng 2. Phía Bắc Đài Loan thường có mưa lớn từ cuối tháng 10 tới tháng 3. Phía Nam khí hậu nóng hơn phía Bắc, mùa hè thường có gió mùa Tây Nam kèm theo mưa.

Vào các tháng 7, 8 và 9 ở Đài Loan thường có bão. Với dân số khoảng 25 triệu người, trong đó 59% dân số Đài Loan tập trung ở 4 thành phố lớn là Đài Bắc, Cao Hùng, Đài Trung và Đài Nam. Đài Bắc và Cao Hùng là 2 thành phố đông dân nhất. Ngôn ngữ sử dụng chính thức là tiếng Hoa phổ thông và tiếng địa phương là tiếng Đài Loan. Chữ viết là chữ Hán. Hiện nay, ngoại tệ để giao dịch là đồng Đài tệ (NT$) gồm tiền giấy và tiền kim loại, dễ chuyển sang đô la Mỹ (USD) và các ngoại tệ khác tại ngân hàng.

Khi sang làm việc đất nước này, người lao động cần lưu ý, tập quán sinh hoạt của người Đài Loan có nhiều nét gần gũi với người Việt Nam. Người Đài Loan thường ăn bánh bao, trứng rán, bánh mì, sữa đậu nành. Bữa trưa họ ăn trong các quán ăn hoặc cơm hộp. Bữa tối ăn ở nhà hoặc tại các quán ngoài phố. Người Đài Loan không uống bia, rượu vào bữa trưa và sáng mà chỉ uống nước hoa quả hoặc cà phê.

Trong công việc, người Đài Loan rất cần cù, chăm chỉ và có nhiều đức tính như không phàn nàn nhiều, dù công việc khó, sẵn sàng giúp chủ hoàn thành công việc khi được chủ yêu cầu, làm ngoài giờ; không chây lười, trốn việc, không bao giờ nói dối, lừa gạt chủ hay người điều hành mà luôn có sự hợp tác để hoàn thành công việc; ông chủ hoặc người điều hành cũng làm việc như người khác. Lao động nước ngoài khi tiếp xúc với chủ, tiếp thu công việc nếu có điều gì chưa rõ hoặc chỉ nghe loang thoáng nhất thiết phải hỏi lại. Khi chưa hiểu rõ tuyệt đối không được tự ý làm.

Từ năm 1990, Đài Loan bắt đầu nhận lao động của các nước Thái Lan, Philippin, Inđônêxia và Malaixia vào làm việc và từ tháng 11 năm 1999 đến nay Đài Loan tiếp nhận thêm lao động Việt Nam. Lao động nước ngoài làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp, công trường và cả trong lĩnh vực giúp việc gia đình, bệnh viện và các khu điều dưỡng (Đài Loan gọi là khán hộ công).

Số lượng lao động nước ngoài thường xuyên có mặt tại Đài Loan vào khoảng trên 32 vạn người. Riêng Việt Nam có khoảng hơn 8 vạn lao động, trong đó có gần 6 vạn lao động làm giúp việc gia đình và khán hộ công. Theo thống kê sơ bộ của Cục Quản lý lao động ngoài nước, hiện nay mức thu nhập trung bình của lao động VN từ 500-600 USD/tháng/người hay khoảng 15.840 NT$/tháng.

Ngay khi xong thủ tục ở Việt Nam, chủ thuê lao động sẽ được ký hợp đồng với lao động nước ngoài mỗi lần là 2 năm, khi hết hạn nếu muốn thuê tiếp, chủ được xin gia hạn thêm 1 năm. Những lao động làm việc tốt, không vi phạm pháp luật trong 3 năm qua có thể được ký hợp đồng làm việc ở Đài Loan thêm 3 năm nữa, nhưng phải xuất cảnh về nước sau đó mới được tái nhập cảnh làm việc.

Đây là những điều mà khi ký hợp đồng người lao động phải đọc kỹ xem nội dung hợp đồng đã hợp lý chưa. Hợp đồng được ký thành 2 bản, người lao động phải giữ lại 01 bản để làm chứng cứ bảo vệ quyền lợi của mình và phải thực hiện đúng. Sau này nếu có tranh chấp xảy ra không được nêu lý do là không biết. Các cơ sở sản xuất của Đài Loan đều áp dụng mỗi ngày 8 giờ làm việc.

Quyền lợi cụ thể mà người lao động sẽ được hưởng (ngoài tiền cố định): tiền làm thêm giờ: Đối với lao động tại nhà máy, công trường làm thêm 2 giờ trong ngày bình thường được trả thêm 33% lương mỗi giờ. Làm thêm các giờ tiếp theo được trả thêm 66% lương mỗi giờ; Làm thêm ngày chủ nhật, ngày nghỉ lễ, nghỉ phép được trả lương gấp 2 lần ngày thường. Lao động giúp việc gia đình và khán hộ công không áp dụng chế độ trên. Nếu làm thêm ngày chủ nhật được trả thêm theo thoả thuận ghi trong hợp đồng lao động thường ở mức 528 Đài tệ/ngày.

Bảo hiểm lao động: đối với lao động làm việc tại nhà máy, công trường được chủ chịu tiền bảo hiểm lao động 100%. Lao động giúp việc gia đình và khán hộ công không bắt buộc tham gia bảo hiểm lao động. Bảo hiểm y tế: Chủ sử dụng trả 60%, người lao động trả 30% và chính quyền trợ cấp 10%. Bảo hiểm tai nạn đột xuất: người lao động tham gia tự nguyện, những người không tham gia bảo hiểm lao động nhưng có tham gia bảo hiểm tai nạn đột xuất sẽ rất có lợi khi gặp tai nạn rủi ro.

Ngoài ra, người lao động có quyền khiếu nại với cơ quan lao động của Đài Loan và có quyền chấm dứt hợp đồng nếu chủ thuê hoặc các thành viên trong gia đình chủ có hành vi bạo lực, xúc phạm hoặc không trả lương theo đúng hợp đồng đã ký.

Tuy nhiên, một cán bộ của Bộ LĐTB-XH lưu ý: trong suốt thời hạn hợp đồng người lao động không được phép đòi chuyển đổi chủ; không được làm việc cho chủ khác ngoài hợp đồng đã ký. Khi bị bắt vì tự ý bỏ hợp đồng làm việc cho chủ khác, người lao động sẽ bị đưa về nước, phải tự chịu tiền vé máy bay và không được phép quay lại Đài Loan làm việc. Ngoài ra, nếu bỏ hợp đồng ra ngoài mà bị tai nạn, ốm đau… sẽ không được hưởng bảo hiểm y tế và phải tự chi trả mọi chi phí khám chữa bệnh đắt đỏ. (Còn nữa)

Xem thêm
100 tấn cá chết ở hồ Sông Mây: 'Nước cạn đáy, mật độ nuôi quá dày nên thiếu oxy'

ĐỒNG NAI Nguyên nhân cá chết hàng loạt ở hồ Sông Mây là do nước hồ cạn đáy, mật độ cá nuôi quá dày nên thiếu oxy và đơn vị nuôi thủy sản còn chủ quan.

Dựa vào dân để giám sát tàu cá vi phạm

Nhân dân là tai mắt trong việc phát hiện tàu cá vi phạm. Do vậy, cần dựa vào dân, lấy dân làm gốc trong thực hiện các giải pháp chống khai thác IUU.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.