| Hotline: 0983.970.780

Đảm bảo tiến độ GPMB dự án...

Thứ Sáu 22/04/2016 , 06:05 (GMT+7)

Diện tích đất thu hồi phục vụ cho tiểu dự án là 41,55ha, trong đó diện tích mất đất nông nghiệp là 37,69 ha, diện tích mất đất thổ cư là 0,5ha và đất khác là 2,57ha. Có 3.480 hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án.

Dự án “Cải thiện nông nghiệp có tưới” được tài trợ vốn ODA của Ngân hàng Thế giới (WB) và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam (Bộ NN - PTNT đơn vị đại diện) chịu trách nhiệm về toàn bộ dự án. Tiểu dự án “Nâng cấp hệ thống kênh trạm bơm Nam sông Mã, tỉnh Thanh Hóa” là một trong các tiểu dự án được lựa chọn đầu tư tham gia dự án.

Dự án có tổng mức đầu tư 34.600.000 USD. Trong đó, vốn vay WB 29.400.000 USD; vốn đối ứng 5.200.000 USD. Thời gian thực hiện dự án từ 2014 đến 2020. 

Diện tích đất thu hồi phục vụ cho tiểu dự án là 41,55ha, trong đó diện tích mất đất nông nghiệp là 37,69 ha, diện tích mất đất thổ cư là 0,5ha và đất khác là 2,57ha. Có 3.480 hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án. Phía UBND tỉnh Thanh Hóa đã ghi kế hoạch vốn đối ứng năm 2015 (2 đợt) là 37,471 tỷ đồng để chi trả kinh phí bồi thường GPMB và bàn giao mặt bằng đợt 1 cho các nhà thầu theo tiến độ thực hiện.

Theo đánh giá của các cơ quan chức năng và người dân thì đây được xem là một điểm sáng về GPMB vì đến nay dự án hầu như không gặp nhiều khó khăn trong GPMB.

Khi dự án hoàn thành, mạng lưới kênh mương tưới tiêu thuộc trạm bơm Nam sông Mã sẽ cung cấp nước ổn định cho hơn 11,5 nghìn ha đất nông nghiệp, tạo bước chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, góp phần ổn định, phát triển KT - XH cho gần 200.000 người dân trong vùng dự án.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Hà Nội có hơn 2.700 sản phẩm OCOP, nhiều nhất cả nước

Tính đến tháng 4/2024, 63 tỉnh/thành trên phạm vi toàn quốc đã đánh giá, phân hạng được 12.075 sản phẩm OCOP, trong đó Hà Nội có 2.711 sản phẩm, chiếm số lượng nhiều nhất.