| Hotline: 0983.970.780

Đàn gia súc, gia cầm của Khánh Hòa tăng

Chủ Nhật 01/10/2023 , 10:24 (GMT+7)

Trong 9 tháng đầu năm 2023, tình hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa ổn định, đàn gia súc, gia cầm đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái.

Chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa ổn định. Ảnh: KS.

Chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa ổn định. Ảnh: KS.

Theo Sở NN-PTNT Khánh Hòa, 9 tháng đầu năm 2023, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, tổng đàn trâu, bò gần 80.000 con (tăng 0,6%), đàn lợn hơn 300.000 con (tăng 10%), đàn gia cầm 3,3 triệu con (tăng 2,5%), 780 nhà yến (tăng 10%).

Toàn tỉnh có 334 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, trong đó 60 trang trại chăn nuôi quy mô lớn, 118 trang trại chăn nuôi quy mô vừa và 156 trang trại chăn nuôi quy mô nhỏ.

Nhìn chung tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển ổn định, đáp ứng nhu cầu mặt hàng thịt cung cấp cho người tiêu dùng trong tỉnh và một phần xuất tỉnh.

Đối với công tác tiêm phòng gia súc, gia cầm được các địa phương triển khai quyết liệt. Tỉnh đã phân bổ 21.400 liều vacxin lở mồm long móng trâu, bò và 432.800 liều vacxin cúm gia cầm cho các địa phương triển khai tiêm phòng định kỳ đợt I/2023 từ ngày 10/3.

Kết quả, hơn 80% đàn trâu bò được tiêm phòng vacxin lở mồm long móng và hơn 96% đàn gia gia cầm được tiêm phòng vacxin cúm gia cầm.

Tổ chức tiêm phòng vacxin dại cho đàn chó, mèo trên địa bàn toàn tỉnh đến nay đạt tỷ lệ 77%. Trong đó, người nuôi bỏ kinh phí tiêm được 28.049 con và ngân sách hỗ trợ xã khó khăn và thôn đồng bào dân tộc thiểu số tiêm được 10.254 con.

Xem thêm
Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.