| Hotline: 0983.970.780

Đan lục bình - nghề nhàn nhã

Thứ Năm 23/09/2010 , 11:11 (GMT+7)

Cây lục bình là nguyên liệu chính của nghề thủ công mỹ nghệ đang hái ra tiền và giải quyết được nhiều lao động nông thôn.

Cây lục bình (bèo Nhật Bản) tưởng như không có giá trị, lại là nguyên liệu chính của nghề thủ công mỹ nghệ đang hái ra tiền và giải quyết được nhiều lao động nông thôn.

Dọc con đường cái của ấp Long thuận, xã Long Trì, huyện Châu Thành (Long An), những sản phẩm mỹ nghệ đa dạng với nhiều chủng loại làm từ lục bình được người dân đưa ra phơi hai bên đường. Đó là những sản phẩm của tổ hợp tác Long Thành. Chị Nguyễn Thị Thu, tổ trưởng tổ hợp tác cho biết: Trước đây khi chưa thành lập tổ hợp tác thì gia đình làm nghề đan chiếu thảm cói lác XK nhưng nguyên liệu ngày một khó nên năm 2002 tôi tham gia lớp học nghề đan lục bình ở Vĩnh Long, tiếp đó năm 2006 lại được Trung tâm Khuyến công huyện Châu Thành mở lớp dạy nghề đan lục bình.

Với số vốn ít ỏi ban đầu cộng với tiền vay mượn được 400 triệu đồng, chị đã mạnh dạn thành lập tổ hợp tác Long Thành. Từ những kiến thức đã học được, cùng với việc thuê 4 thợ chuyên về đan cây lục bình chị Thu đã tập trung các học viên để mở những lớp học đầu tiên tại nhà mình. Chị Thu kể: Việc đầu tiên là phải dạy lý thuyết cho họ (khoảng 1 ngày) về cách chọn, cắt, tỉa lục bình. Phần thực hành thì chị sẽ đan mẫu cho các học viên nhìn và làm theo. Việc đan lục bình cũng không khó nên các học viên học rất nhanh và làm rất tốt, đồng thời đa số xin làm luôn trong tổ hợp tác.

Năm 2007 tổ hợp tác Long Thành có khoảng gần 300 lao động thì hiện nay con số này đã tăng lên 500 lao động, trong đó 30% chuyên và 70% không chuyên, 40% là người trong xã Long Trì còn lại là các lao động đến từ Tiền Giang. Chị Nguyễn Thị Trúc Linh, một công nhân cho biết: Tôi cũng mới vào làm được hơn 2 tháng, nhưng được sự chỉ bảo nhiệt tình của chị Thu nên chưa đến 1 tuần tôi thành thạo trong mọi khâu và đã làm ra những thành phẩm đầu tiên. Tôi thấy công việc này làm vừa dễ, vừa khỏe lại vừa tận dụng được thời gian. Ngoài giờ làm ở xưởng thì mình có thể nhận sản phẩm về nhà làm thêm cũng có thêm đồng ra đồng vào.

Trong thời gian tới tổ hợp tác sẽ làm thêm nhiều sản phẩm, mở thêm nhiều lớp dạy nghề trong và ngoài huyện (sắp tới mở lớp ở huyện Thủ Thừa, Long An).
Cũng là một lao động trong tổ hợp tác Long Thành, chị Châu Ngọc Sa (44 tuổi) tâm sự: Tui làm việc ở đây cũng gần 1 năm rồi, trước đây làm ruộng vất vả mà thu nhập cũng chẳng ăn thua. Tổ hợp tác ra đời đã tạo cho tụi tui công ăn việc làm và thu nhập ổn định. Làm nghề này tui thấy đơn giản mà lại tranh thủ được mọi thời gian nhàn rỗi, có thêm thu nhập nên cuộc sống của chúng tôi cũng đỡ vất vả hơn. Hiện nay với thời gian làm ở xưởng, kết hợp với nhận hàng về nhà làm tui cũng được 2 triệu/tháng.

Ông Võ Quốc Hùng, Chủ tịch UBND xã Long Trì phấn khởi: Tổ hợp tác Long Thành giải quyết được mấy trăm lao động trong và ngoài xã, tạo công ăn việc làm và tăng thêm thu nhập cho người lao động. Chính quyền xã rất khuyến khích và tạo mọi điều kiện để tổ phát triển hơn nữa về quy mô. Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ làm từ cây lục bình như: sọt, bộ ba quai gỗ, hộc tủ chữ nhật, khung hình, sọt tam giác... do tổ hợp tác Long Thành làm ra được các công ty như Ba Hắc (Bình Dương), Thanh Hồng Thủy (Đồng Nai) thu mua và xuất sang Nam Phi, Hà Lan, Đức thu về hàng trăm ngàn USD mỗi năm.

Xem thêm
Vùng thủy sản trù phú ở 'tọa độ lửa'

QUẢNG BÌNH Khi cầu Gianh nối liền hai bờ sông thay cho những chuyến phà, bà con xã Bắc Trạch tiến ra vùng 'tọa độ lửa' năm nào, biến những hố bom thành vùng nuôi thủy sản.

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối nhiều ngày, ngư dân khốn đốn

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối khiến ngư dân như ngồi trên đống lửa. Nhiều chủ tàu cập cảng tại Quảng Trị rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.