| Hotline: 0983.970.780

Dân Serbia bức xúc vì khoản 3 triệu USD trang trí Giáng sinh

Thứ Ba 25/12/2018 , 20:17 (GMT+7)

Người dân ở thủ đô Serbia nghi ngờ có khuất tất đằng sau những con số khổng lồ đổ vào việc trang trí Giáng sinh năm nay. 

Một đường hầm trang trí đèn mô phỏng màu cờ của Serbia ở thủ đô Belgrade. Ảnh: Guardian.

11/9 là một ngày cuối hè nóng rẫy ở Belgrade, thủ đô Serbia với nhiệt độ ngoài trời hơn 30 độ. Không có dấu hiệu nào cho thấy trời sắp chuyển thu. Nhưng giữa khung cảnh nắng gắt xuyên qua các tán cây xanh mướt, chính quyền thành phố bắt đầu trang trí đường phố cho lễ Giáng sinh, theo Guardian. 

Năm ngoái, thành phố Belgrade giăng đèn trang trí Giáng sinh từ ngày 28/9 và treo đến tận cuối tháng ba, mới gỡ xuống. Khắp thế giới, việc trang trí chỉ đơn giản nhằm tạo không khí lễ hội. Trong khi đó, tại Belgrade, đây lại là ngọn nguồn của những cuộc tranh cãi không hồi kết. 

Khác với nhiều thành phố ở châu Âu, kinh phí trang hòa thủ đô Belgrade dịp lễ hội được trích thẳng từ công quỹ. Kể từ năm 2014, chính quyền thành phố đã chi gần 800 triệu dinar (gần 8 triệu USD) cho đèn trang trí Giáng sinh và gần 100.000 USD để dựng cây thông nhân tạo vào năm ngoái.

Các nhà hoạt động chống tham nhũng cùng giới truyền thông tư nhân ở Serbia chỉ trích các khoản chi này không cần thiết và hút hết nguồn kinh phí đáng nhẽ có thể rót vào việc nâng cao chất lượng các dịch vụ công còn nghèo nàn. Sau khi người dân phẫn nộ biểu tình, ông Siniša Mali, thị trưởng nay đã miễn nhiệm, phải hủy các hợp đồng với nhà thầu phụ trách dựng cây thông Noel và hứa tìm nhà thầu khác rẻ hơn.

"Belgrade đang xuống cấp theo đúng nghĩa đen", Ljubica Slavković, một kiến trúc sư và nhà nghiên cứu địa phương, nhận xét. "Đường phố đầy ổ gà và rác thải chất đống ở nơi cộng cộng. Vào mùa đông thì thiếu tài xế xe buýt và tàu điện. Đi đến đâu, anh cũng thấy cảnh người dân xếp hàng ở các bến xe giữa thời tiết giá lạnh để chờ đợi những chuyến xe có thể không bao giờ vào bến".

Trang trí Giáng sinh ở trung tâm thành phố Belgrade . Ảnh: Guardian. 

Năm 2014, chính quyền Belgrade chỉ chi chưa tới 3 triệu dinar cho Giáng sinh nhưng con số này tăng dần theo từng năm. Đến mùa đông năm nay, chi phí đã lên tới 340 triệu dinar (hơn 3 triệu USD), tăng 40% so với năm ngoái.

Để so sánh, thủ đô Zagreb của Croatia, nơi được bình chọn là thành phố tổ chức chợ Giáng sinh hoành tráng nhất châu Âu ba năm liên tiếp, chỉ tiêu chưa tới 1 triệu USD cho mùa Giáng sinh năm ngoái, bằng một nửa của Belgrade. Hoặc nếu xét mức thu nhập trung bình của 85% dân số Serbia thấp hơn 425 USD, ngân quỹ Giáng sinh của chính quyền Belgrade năm nay có thể dùng để thuê thêm 638 tài xế xe buýt. 

Nhiều thành phố ở châu Âu đã ngừng dùng công quỹ vào việc trang trí nơi công cộng. Nguồn kinh phí cho đèn Giáng sinh trên đường Oxford ở London, Anh lấy từ phí môn bài đánh vào cửa hàng bán lẻ địa phương. Tương tự, con đường thời trang Via Condotti ở thủ đô Rome được trang hoàng nhờ vào "tiền túi" của thương hiệu cao cấp Bulgari. Ở Washinton D.C., Mỹ, luật liên bang quy định nguồn kinh phí để trang trí cây thông Noel ở Đồi Capitol, trị giá 500.000 USD hoặc hơn, đến từ các nhà tài trợ tư nhân.

Cây thông trên đồi Capitol ở thủ đô Washington D.C., Mỹ. Ảnh: Xinhua.

Công chúng nghi ngờ có khuất tất đằng sau những con số khổng lồ đổ vào việc trang trí Giáng sinh ở Belgrade. Năm 2016, một tổ chức truyền thông địa phương chuyên viết bài điều tra công bố bằng chứng cho thấy có dấu hiệu bất thường trong quy trình đấu thầu đèn trang trí. Theo đó, chính quyền thành phố đưa ra yêu cầu trang trí cụ thể đến mức công bố hình ảnh minh họa được lấy từ cuốn catalogue giới thiệu sản phẩm của một công ty sản xuất bóng đèn Hy Lạp. Điều đáng nói là công ty này là nhà bán lẻ duy nhất ở Belgrade có sẵn các mặt hàng theo yêu cầu và đương nhiên trúng thầu.

"Toàn bộ quá trình đấu thầu quá đỗi phức tạp", kiến trúc sư Slavković nói. "Rõ ràng việc bỏ thầu đã bị bóp méo và đây đơn giản là tham nhũng".

Chính quyền Belgrade bảo vệ lập trường của mình và giải thích rằng ánh đèn trang trí rực rỡ sẽ hấp dẫn du khách, giúp thành phố thu về gấp 20 lần số tiền đã bỏ ra. 

Alexanderar Saničić, giám đốc điều hành hiệp hội quốc gia các hãng lữ hành ở Serbia, nghi ngờ điều này. "Theo như tôi biết, chưa một tổ chức nào thực hiện nghiên cứu để chỉ ra rằng trang trí Giáng sinh có ảnh hưởng đến lượng khách du lịch", ông nói. "Một số nghiên cứu chỉ rằng lượng du khách đã tăng đáng kể trong những năm gần đây, tuy nhiên, không có mối liên hệ trực tiếp giữa con số này với trang trí Giáng sinh". 

"Nhiều người dân còn cảm thấy 'ngứa mắt' vì những đồ trang trí này khiến họ nhớ rằng có 'ai đó', ý tôi là ai đó ở trên cao, đã dắt mũi họ như những kẻ ngốc", Slavković bình luận. "Người dân thậm chí giờ còn tỏ ra lãnh đạm vì cho rằng đây là cách thành phố này vận hành, và họ hoàn toàn bất lực".

(VnExpress)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm