| Hotline: 0983.970.780

Dân trồng đào phản đối cách xử lý của chủ đầu tư dự án làm đường

Thứ Sáu 03/01/2020 , 14:07 (GMT+7)

Hơn chục hộ dân trồng đào đã có buổi làm việc với chủ đầu tư dự án làm đường về việc hơn 1.000 gốc đào bị bụi phủ, có nguy cơ mất trắng vào dịp tết. Tuy nhiên, mới làm việc được nửa buổi nhiều người đã bức xúc bỏ về.

Anh Toanh - 1 hộ có đào bị ảnh hưởng từ dự án làm đường 401 ngẩn ngơ bên những gốc đào bị bụi phủ trắng xóa.

Chiều 2/1, tại xã Đại Đồng, đại diện chủ đầu tư tuyến đường 401 (Hạt quản lí giao thông huyện Kiến Thụy, Hải Phòng) đã có buổi làm việc với hơn chục hộ dân thôn Đức Phong, xã Đại Đồng có đào tết bị ảnh hưởng bụi từ dự án làm đường.

Liên quan đến vấn đề này, theo thống kê sơ bộ của UBND xã Đại Đồng, số cây đào Tết chịu ảnh hường bụi từ tuyến đường thi công khoảng 1.240 cây. Tại buổi làm việc, đại diện chủ đầu tư cho biết, đơn vị đã khảo sát thực tế tại vườn đào người dân phản ánh bị bụi làm đường 401 bám. Đồng thời phía chủ đầu từ cũng đưa ra phương án phun nước để rửa sạch đào và dự kiến phương án hỗ trợ bằng tiền cho người dân.

Theo người dân, mức hỗ trợ 50.000đ/1 gốc đào là quá thấp trong khi 1 cây đào có giá từ vài trăm đến tiền triệu.

Tuy nhiên nhiều người dân đã phản đối và bỏ về giữa chừng vì cho rằng phương án đền bù quá thấp so với giá trị của 1 cây đào bán dịp tết. Còn phương án phun nước rửa thì đào nhiều người đã thực hiện nhưng không khả thi do bụi đã bám lâu ngày và việc rửa đào sẽ khiến hoa nở sớm, đến dịp tết không thể bán.

Anh Nguyễn Văn Minh - 1 hộ có đào bị ảnh hưởng từ bụi của dự án làm đường 401 vẫn còn bức xúc cho biết: "Hỗ trợ mấy chục như thế là quá ít so với giá trị 1 cây đào tết, hơn nữa phương án rửa đào là không khả thi, bụi đã két vào thân cây có rửa cũng không sạch và nếu rửa thì đào nở sớm, tết không bán được".

Đào bị bụi két vào cành và thân cây, có hộ đã thử rửa để giải cứu đào nhưng không thành công.

Thông tin ới PV báo NNVN, ông Phạm Chiến Thắng - Chủ tịch UBND xã Đại Đồng cho biết: “Chỉ có số đào bên ngoài bị ảnh hưởng, không phải là toàn bộ, đơn vị chủ đầu tư kiến nghị hỗ trợ 50.000đ/1 gốc đào nhưng người dân chưa đồng thuận. Xã không phải đơn vị chủ đầu tư, không phải đơn vị thi công mà chỉ là trung gian đứng ra để giúp 2 bên có tiếng nói chung, sáng nay vẫn đang tiếp tục thương thuyết”.

Đơn kiến nghị của người dân

Trước đó, ngày 30/12, Báo Nông nghiệp Việt Nam cũng đã thông tin về việc hơn 10 hộ dân trồng đào tại thôn Đức Phong, xã Đại Đồng phản ánh đến Báo Nông nghiệp Việt Nam về việc thi công đường 401 trên địa bàn đã 7 tháng vẫn chưa xong đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến cây đào của người dân. Việc thi công đường diễn ra chậm, bụi đất bám chặt vào cây khiến đào bị hỏng nụ, không phát triển được. Dù đã đề nghị chính quyền địa phương cùng nhà thầu công trình làm sạch cây đào cho người dân nhưng nhiều ngày trôi qua mà sự việc chưa được giải quyết.

Xem thêm
Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.