| Hotline: 0983.970.780

Dành hơn 55.000 tỷ đồng cải cách tiền lương

Thứ Hai 23/10/2023 , 19:01 (GMT+7)

Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết Chính phủ dự toán chi khoảng 55.400 tỷ đồng cho cải cách tiền lương, trong đó 89% từ ngân sách trung ương.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021 - 2025. Ảnh: Quochoi.vn.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021 - 2025. Ảnh: Quochoi.vn.

Hơn 55.000 tỷ đồng cải cách tiền lương

Chiều 23/10, Chính phủ báo cáo Quốc hội dự toán ngân sách 2023-2024, kế hoạch tài chính - ngân sách năm 2024 đến năm 2026.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, thừa ủy quyền của Thủ tướng, báo cáo trước Quốc hội, cho biết từ 1/7/2024, Chính phủ sẽ thực hiện chính sách cải cách tiền lương khu vực công theo Nghị quyết 27 Trung ương. Lương tối thiểu vùng, chính sách tiền lương với khu vực doanh nghiệp cũng sẽ được điều chỉnh.

Ông Phớc khẳng định "đủ nguồn lực thực hiện cải cách chính sách tiền lương", với dự kiến thu - chi năm 2024, cùng việc sử dụng một phần nguồn cải cách tiền lương tích lũy của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, dự toán tổng chi ngân sách là trên 2,1 triệu tỷ đồng, tăng 24.100 tỷ so với 2023. Nếu tính cả số thu chuyển nguồn cải cách tiền lương còn dư sang bố trí dự toán 2024 của một số địa phương để điều chỉnh lương cơ sở 1,8 triệu đồng một tháng (khoảng 19.000 tỷ đồng), tổng chi cân đối ngân sách năm sau gần 2,12 triệu tỷ đồng.

Số tiền dự toán chi cho cải cách tiền lương năm 2024 là 55.400 tỷ đồng, trong đó 48.000-49.000 tỷ đồng từ ngân sách trung ương, còn lại là địa phương.

Các đại biểu Quốc hội nghe phần báo cáo của Chính phủ. Ảnh: Quochoi.vn

Các đại biểu Quốc hội nghe phần báo cáo của Chính phủ. Ảnh: Quochoi.vn

26 địa phương có tỉ lệ giải ngân dưới mức trung bình

Thẩm tra về tình hình thực hiện đầu tư công năm 2023 và kế hoạch đầu tư công năm 2024, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cơ bản đồng ý với các giải pháp của Chính phủ nhằm nâng cao hiệu quả giải ngân đầu tư công trong những tháng cuối năm.

Theo báo cáo, tỉ lệ giải ngân đầu tư công tính đến ngày 30-9 ước đạt hơn 51,3% so với kế hoạch; số vốn giải ngân của chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội là hơn 49.470 tỉ đồng, đạt 38,4% kế hoạch.

Ủy ban Tài chính - Ngân sách đánh giá tỉ lệ giải ngân đầu tư công trong 9 tháng đầu năm 2023 có cải thiện so với các năm trước. Về số tuyệt đối, cao hơn 110.000 tỉ đồng so với cùng kỳ năm 2022.

Tuy nhiên, kết quả cụ thể cho thấy tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của một số bộ, ngành, địa phương còn chậm, "khả năng giải ngân hết của năm 2023 là khó khả thi".

Bên cạnh các cơ quan trung ương và địa phương có tỉ lệ giải ngân khá cao, vẫn còn tới 42 bộ, cơ quan trung ương và 26 địa phương có tỉ lệ giải ngân dưới mức trung bình cả nước (51,38% kế hoạch Thủ tướng giao).

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, Quốc hội đã nghe các báo cáo về đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 và Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025; tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2023, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2024, Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2024 - 2026; đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021 - 2025; đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025; kết quả thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Ngày 24/10, Quốc hội tiếp tục thực hiện chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Cho vay theo chuỗi giá trị, kênh 'bơm vốn' giảm rủi ro trong sản xuất nông nghiệp

Hội thảo 'Thực trạng cho vay theo chuỗi giá trị tại Việt Nam và một số nước Đông Nam Á' thảo luận về các kinh nghiệm tín dụng nông nghiệp hiện nay.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Khoanh vùng thiếu nước để ngừng sản xuất nông nghiệp

Công ty Thủy lợi Khánh Hòa khuyến cáo người dân không tự ý sản xuất đối với diện tích đã khoanh vùng tạm dừng sản xuất, nhằm tránh thiệt hại do không có nước tưới.