| Hotline: 0983.970.780

Đánh thức thiên tài ở trẻ em có dễ dàng không?

Thứ Sáu 03/12/2021 , 14:15 (GMT+7)

Đánh thức thiên tài ở trẻ em, là điều nhiều bậc phụ huynh quan tâm, bởi lẽ không ít nghiên cứu khuyên nhủ nên bồi dưỡng khả năng con người từ thuở nhỏ.

Trẻ em có những khả năng rất đặc biệt cần được đánh thức.

Trẻ em có những khả năng rất đặc biệt cần được đánh thức.

Đánh thức thiên tài được xem trọng, vì ngay khi vừa chào đời thì nhiều đứa trẻ đã sở hữu những khả năng kỳ diệu, như có thể thấy được những vật không thể thấy, hay dù không hoàn toàn hiểu được ngôn ngữ nhưng vẫn có khả năng hiểu đúng ý nghĩa của những từ đó. Đánh thức thiên tài trên cơ sở nhận định, trẻ em không hề thiếu cảm giác và trí thông minh như chúng ta vẫn tưởng. Ngược lại, trẻ em đang ở trong thời kỳ được ban cho nhiều khả năng nhất trong cả cuộc đời, cần phản đánh thức thiên tài.

Ẩn giấu trong bán cầu não phải của trẻ em là những tiềm năng không ngờ, bí ẩn và gần như là kỳ diệu, chẳng hạn khả năng thực hiện các phép tính phức tạp nhanh hơn cả máy tính. Hoặc khả năng ghi nhớ chụp hình khi chỉ cần nhìn qua một lần, hay khả năng trực giác qua cái nhìn xuyên thấu và dự đoán tương lai.

Trẻ sơ sinh có những khả năng vô hạn. Nhiều người không biết rằng những tố chất tuyệt vời của trẻ sẽ mất dần nếu không nhận được sự hỗ trợ từ những người chăm sóc trẻ. Không chỉ cha mẹ mà cả người chăm sóc trẻ ở nhà trẻ, giáo viên ở trường mẫu giáo, chứ đừng nói là giáo viên tiểu học cũng đều không biết về sự thật này. Vì vậy, họ đã vô tình không chú ý đến giai đoạn sơ sinh quan trọng này và khiến chúng trôi qua vô ích.

Nếu không có những kích thích cần thiết để đánh thức thiên tài, thì cho đến khi tám tuổi, những năng lực đặc biệt này sẽ thực sự hoàn toàn biến mất. Sáu tuổi là độ tuổi những năng lực này bắt đầu chững lại. Vì vậy, khi trẻ được sáu tuổi những khả năng của trẻ sẽ dừng phát triển và cố định lại ở mức đó.

Một trong những nhân vật cổ súy đánh thức thiên tài ở trẻ em là nhà tâm lý học Ko Shichida (sinh năm 1963, con trai của Giáo sư Makoto Shichida – người nghiên cứu và sáng lập ra phương pháp giáo dục Shichida nhằm nuôi dưỡng tâm hồn trẻ nhỏ và phát triển tài năng của các em một cách toàn diện với sự cân bằng não bộ). Nhà tâm lý học Ko Shichida tốt nghiệp Đại học Tokyo, khoa Toán và trở thành Giám đốc điều hành của Viện Giáo dục Shichida Nhật Bản vào năm 1987. Ngay từ khi còn là sinh viên, nhà tâm lý học Ko Shichida đã tham gia vào các quá trình sản xuất và giám sát các tài liệu giáo dục, nhất là những cuốn sách về, phương pháp đánh thức thiên tài ở trẻ em.

Nhà tâm lý Ko Shichida chủ trương giáo dục sớm để đánh thức thiên tài.

Nhà tâm lý Ko Shichida chủ trương giáo dục sớm để đánh thức thiên tài.

Theo nhà tâm lý học Ko Shichida, mỗi đứa trẻ sinh ra đều là một thiên tài, miễn bố mẹ chúng biết cách đánh thức khả năng tiềm ẩn đó. Với cuốn sách “33 bài thực hành theo phương pháp Shichida”, tác giả Ko Shichida đã hướng dẫn bố mẹ một hành trình cùng con phát triển các tố chất thiên tài trong lứa tuổi từ 0 đến 6.

Đa số con người thường sử dụng tới 90% não trái và 10% não phải. Trong khi đó, tất cả các bậc thiên tài đều có điểm chung là khả năng sử dụng đồng đều cả hai bán cầu não. Não trái được biết đến là phần não của ngôn ngữ và logic, còn não phải ẩn chứa khả năng vô hạn, và đa chiều hơn.

Khoa học não bộ đã từng kết luận rằng ở càng gần mốc tuổi sơ sinh thì năng lực tiếp thu của não càng cao. Trong vòng 6 năm đầu đời, mặc dù cơ thể còn non nớt, song não bộ của trẻ đã phát triển tới 80%. Đặc biệt, giai đoạn 0-3 tuổi là thời kỳ vàng bởi trẻ có khả năng tiếp thu đạt mức tối ưu. Còn từ 3-6 tuổi là giai đoạn vô cùng quan trọng để phát triển các tố chất của trẻ.

Hoạt động của não bộ diễn ra mạnh mẽ bên bán cầu não phải trong giai đoạn ấu thơ và dần chuyển sang bán cầu não trái khi trưởng thành. Có một thực tế là tài năng và năng lực tuân theo “quy luật thuyên giảm tài năng”, nghĩa là càng trưởng thành thì tài năng và năng lực của con người sẽ giảm đi và rồi biến mất nếu không được kích hoạt và nuôi dưỡng.

Dựa trên những hiểu biết chuyên sâu về tiềm năng phát triển trong giai đoạn này, Ko Shichida đã đưa ra phương pháp giáo dục giúp phát triển não phải, nhằm gợi được tài năng tiềm ẩn bên trong mỗi đứa trẻ.

"33 bài thực hành theo phương pháp Shichida" nói dễ hiểu là 33 hoạt động giữa bố mẹ và con trẻ giúp đánh thức 5 giác quan phát triển não phải như: trò chơi cảm âm, trò chơi đọc sách tranh, flashcard, trò chơi màu sắc, hình khối, nhận biết lớn - nhỏ, khéo léo tay, tiếp xúc cơ thể, làm quen với các con số…

Mỗi đứa trẻ đều sở hữu những năng lực tuyệt vời trong trạng thái tiềm ẩn. Vì vậy để khai mở và vun đắp những năng lực đó, phụ huynh cần tuân theo nguyên tắc căn bản là nỗ lực từng bước. Phương pháp Shichida dựa trên nguyên tắc học theo từng bước một, nâng cao dần sự hướng dẫn theo sự trưởng thành của trẻ. Trong từng độ tuổi nhất định sẽ có nội dung giáo dục tương ứng.

Ví dụ, dạy trẻ nhỏ nhận biết màu sắc có thể bắt đầu từ mức độ đơn giản là phân biệt ba màu cơ bản: đỏ, xanh dương, vàng, rồi sau đó nâng lên dần thành 10 màu phức tạp hơn như xanh lục, hồng, tím và cuối cùng là mở rộng ra các dải màu khác.

Bộ sách 33 bài thực hành giúp phát triển não bộ cho trẻ.

Bộ sách 33 bài thực hành giúp phát triển não bộ cho trẻ.

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất trong việc giáo dục sớm của Shichida không chỉ là nâng cao năng lực trí tuệ của trẻ mà chính là nuôi dưỡng tâm hồn cho chúng thông qua việc vun đắp tình yêu thương giữa cha mẹ và con cái.

Do đó, “33 bài thực hành theo phương pháp Shichida” còn chứa đựng 10 nguyên tắc ứng xử và lời khuyên để bậc phụ huynh áp dụng vào từng hành động và lời nói hàng ngày, nhằm giúp tình yêu thương của bố mẹ được truyền đến con trẻ một cách tự nhiên và đúng đắn nhất. Chính mối liên hệ này sẽ giúp hình thành và nâng cao những khả năng đặc biệt của trẻ như: khả năng ghi nhớ nhanh, khả năng trực giác cao và khả năng tính toán tốc độ cao.

Xem thêm
Cưới người đã ba đời chồng

Nhung đã trải qua ba đám cưới. Cũng còn may cuối cùng cô đã có chốn dừng chân. Và có được đấng phu quân mới lấy vợ lần đầu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?