| Hotline: 0983.970.780

Đất đai và tham nhũng: Đặc quyền quan chức

Thứ Ba 10/03/2015 , 06:15 (GMT+7)

Nắm giữ thông tin về đất đai hoặc có quyền lực can thiệp vào các dự án bất động sản, xây dựng là cơ hội kiếm tiền và đây là “đặc quyền” của quan chức./ “Chung tay” với doanh nghiệp gom đất

Trong hầu hết các vụ tham nhũng liên quan đến đất đai, mối liên hệ với quan chức và giới kinh doanh bất động sản là rõ ràng. Một trong những vụ việc điển hình ở Trung Quốc xảy ra ở làng Tây An, Quảng Đông.

Theo tờ Guardian, Tây An là một làng trong phố với diện tích bằng 8 sân bóng đá. Hầu hết 4.000 cư dân của làng sống trong những căn phòng tối tăm, những lối đi chen chúc, chật hẹp. Cứ ba hay bốn người chung một phòng.

Trước đây làng không đến nỗi như thế. Nhưng sau khi mất đất canh tác, mất nguồn sống, dân Tây An phải ngăn nhà ra thành nhiều phần để cho thuê, kiếm sống qua ngày.

Tây An là một trong 138 “làng trong phố” nằm rải rác khắp thành phố Quảng Châu, thủ phủ tỉnh Quảng Đông, phía nam Trung Quốc. Làng này từng bị chính quyền địa phương coi là cái gai trong mắt, là tụ điểm gây bất ổn xã hội bởi người dân làng cùng nhau chống lại các quyết định thu hồi đất của chính quyền mà họ cho là sai trái.

Trong năm 2012, chính quyền đã lên kế hoạch giải tỏa làng Tây An trong vòng 10 năm tới. “Quảng Châu đang thiếu quỹ đất xây dựng nghiêm trọng”, một quan chức xây dựng nói. Tuy nhiên, nhiều người làng từ chối dời đi.

Và cho dù chưa ra tay cưỡng chế, chính quyền cho xây dựng xung quanh làng nhiều khối cao ốc bắt đầu từ năm 2011. Người ta cho rằng khi điều kiện sống không thể chịu được, dân làng sẽ phải đi. Trong khi đó, nhiều công ty kinh doanh bất động sản chỉ đợi người làng đi hết là nhảy vào xâu xé mảnh đất vàng.

Nhưng người dân Tây An vẫn kiên cường bám trụ. Cho đến nay, họ vẫn sống trong khung cảnh đổ nát xung quanh. Cỏ dại mọc um tùm từ những đống cao su lớn. Những ngôi nhà, cái bị đập dở, cái mất cửa sổ. Người dân phải gia cố bằng đủ loại thanh sắt chằng chịt.

Những kịch bản tương tự xảy ra khắp Trung Quốc khi chính quyền đang nỗ lực di dời 250 triệu dân nông thôn ra thành phố, tính đến năm 2025.

Theo luật Trung Quốc, đất đô thị là sở hữu nhà nước, đất nông thôn là sở hữu tập thể. Tuy nhiên, cách nhanh nhất, dễ nhất đối với chính quyền địa phương là thu hồi đất và chuyển giao cho các nhà đầu tư. Chi càng ít thì thu lại càng nhiều. Các nhà đầu tư hối lộ quan chức địa phương để giữ giá đền bù thấp.

Đã có nhiều cuộc biểu tình của người dân Tây An cũng như dân chúng nhiều ngôi làng ở Trung Quốc, thậm chí một số cuộc biểu tình dẫn đến bạo động.

Chỉ đến khi ông Tập Cận Bình lên làm Chủ tịch Trung Quốc, tình hình ở Tây An mới bắt đầu biến chuyển. Mùa hè năm 2013, bảy cán bộ ở làng Tây An bị điều tra nhận hối lộ. Mùa hè năm nay, họ phải ra hầu tòa.

Tuy nhiên, người đứng đằng sau chuyện làng Tây An có chức vụ cao hơn họ rất nhiều. Cơ quan điều tra xác định Phó thị trưởng họ Tào đã nhận gần 10,5 triệu USD từ các nhà đầu tư bất động sản để tìm cách giải tỏa làng Tây An.

Đua nhau “ăn đất”

Ngày 24/6/2014, tạp chí Tài Tân đưa tin Phó chủ tịch Chính Hiệp Trung Quốc (tổ chức tương tự Mặt trận Tổ quốc của Việt Nam) Tô Vinh bị cách chức, bắt giữ vì “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng”, cụm từ thường được hiểu là tội tham nhũng.

Ủy ban Giám sát Kỷ luật Trung ương Trung Quốc không nói chi tiết về những hành vi của Tô Vinh. Tô, 66 tuổi, quê ở Cát Lâm, đông bắc Trung Quốc, được bổ nhiệm Phó chủ tịch Chính Hiệp từ tháng 3/2013.

Chính Hiệp có hơn 2.000 nhân sự, cố vấn cho chính phủ một loạt các lĩnh vực, từ thể thao tới kinh tế. 23 Phó chủ tịch Chính Hiệp, về mặt kỹ thuật, được xem là các lãnh đạo cấp quốc gia cùng với chủ tịch nước, thủ tướng, bộ trưởng…

Trước khi lên làm Phó chủ tịch Chính Hiệp, Tô là Bí thư Tỉnh ủy Giang Tây, phía đông Trung Quốc từ năm 2007.

Hồi năm 2011, các quan chức làng Ô Khảm (Quảng Đông) bị người dân ném ra khỏi làng cũng vì họ bán đất nông nghiệp cho các nhà phát triển bất động sản mà không tính đến việc đền bù cho dân. Trong vụ việc ở làng Tây An, cũng ở tỉnh Quảng Đông, 7 cán bộ thôn đã phải hầu tòa. 

Tạp chí Hồ sơ Trung Quốc dẫn lại nguồn tin của Tạp chí Tài Tân nói Tô bị điều tra vì những hành vi từ thời ở Giang Tây. Đội thanh tra của Ủy ban Giám sát Kỷ luật Trung ương đã được phái đến Giang Tây.

Vợ cũ của một quan chức cấp tỉnh khai với đội điều tra rằng vợ Tô Vinh nhận nhiều khoản hối lộ liên quan đến các dự án xây dựng và bất động sản. Bà này tố cáo Tô bao che vợ và trù dập chồng bà.

Báo cáo của đội thanh tra nói họ đã phát hiện một loạt vấn đề nghiêm trọng khi quan chức địa phương và người thân nhận hối lộ và mưu lợi từ các dự án xây dựng.

Tô xuất thân là kế toán ở một làng thuộc Cát Lâm. Sau này ông ta leo lên ghế Bí thư Cát Lâm, Thanh Hải, Cam Túc và Giang Tây.

Với cương vị Bí thư Giang Tây, Tô chủ trương một chiến dịch chống tham nhũng nhắm tới các quan chức địa phương. Với việc này, ông ta được báo chí nhà nước khen ngợi.

Một trong những vụ án đình đám là sự kiện Chu Kiến Hoa, cựu Phó Bí thư thành phố Tân Dư. Hồi tháng 2/2014, một tòa án tuyên tử hình cho hoãn thi hành án đối với Chu với cáo buộc nhận hối lộ 14 triệu nhân dân tệ. Chu nói mọi việc là đòn trả thù của Tô Vinh vì Chu báo cáo vụ tham nhũng liên quan đến vợ Tô Vinh.

Khi đoàn thanh tra có mặt tại Giang Tây, vợ cũ của Chu Kiến Hoa là Diêu Mẫn Kiến tố cáo Tô Vinh. Diêu nói với các điều tra viên, vợ Tô Vinh nhúng tay vào vụ tham nhũng liên quan đến một số dự án bất động sản và xây dựng ở thành phố Tân Dư.

Chu cũng tố cáo vợ Tô Vinh nhận hối lộ từ doanh nghiệp, đổi lại họ được ưu ái trong các dự án đấu giá đất và nhiều dự án cơ sở hạ tầng.

Không chỉ các quan chức cấp cao cỡ Tô Vinh, tại Trung Quốc, nhiều vụ án cho thấy những quan chức cấp thấp nhất (thôn, xã) cũng có nhiều cơ hội làm giàu từ các dự án đất đai. Tháng 10/2014, 17 quan chức cấp thấp ở tỉnh Vân Nam bị xử lý trong đó một người bị bắt sau khi nổ ra một cuộc đụng độ giữa người dân làng Fuyou và công nhân xây dựng khiến 8 người chết.

Theo Tân Hoa Xã, nguyên nhân dẫn đến đụng độ là do người dân bất bình với kế hoạch thu hồi đất để xây dựng một trung tâm thương mại và kho vận. Quan chức bị bắt là xã trưởng, được nói là đã nhận hối lộ nhiều lần từ các doanh nghiệp thực hiện dự án.

Trong khi người dân kêu ca về chuyện tiền đền bù quá thấp, doanh nghiệp thực hiện dự án cũng không trưng ra được giấy phép thực hiện dự án. Người dân cũng cho rằng ngay con đường duy nhất dẫn vào làng cũng đã bị bán cho các nhà đầu tư. (Hết)

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm