Báo Nông Nghiệp

Thứ Bảy, 5/4/2025 11:34 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Đất hiếm Doanh Nông, nông sản đầy bồ

Thứ Ba 27/01/2015 , 06:13 (GMT+7)

Đất hiếm giúp thúc đẩy quá trình phát triển của cây, tăng hàm lượng diệp lục, tăng quá trình quang hóa, tăng sự hấp thụ chất dinh dưỡng vi lượng, đa lượng cũng như khả năng chống chịu điều kiện bất thuận của thời tiết.

Nói đến chè là sẽ nghĩ đến Thái Nguyên, với nhãn lồng chưa nơi nào qua mặt được đất Hưng Yên hay nhắc đến lúa nếp không thể thiếu Tú Lệ (Yên Bái)… Vậy, tại sao những loại nông sản đó lại mang những hương vị đặc trưng không lẫn vào đâu được?

Theo tài liệu nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, ngoài yếu tố và điều kiện khí hậu thì đất tại những vùng đặc sản ấy có chứa một vài nguyên tố trung, vi lượng đất hiếm, là nhân tố giúp tạo nên hương vị đặc trưng cho nông sản được trồng ở đó.

Được biết, thế giới bắt tay vào nghiên cứu đất hiếm từ năm 1930 và đi đầu trong việc nghiên cứu là Trung Quốc. Năm 1972, Trung Quốc bắt đầu đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng phân bón đất hiếm trong nông nghiệp thông qua việc kết hợp gần 60 viện, trường và hàng nghìn cán bộ khoa học.

Đến năm 1997, Trung Quốc đã có 160 nhà máy, SX 5 triệu tấn phân bón chứa đất hiếm/năm, sử dụng bón cho trên 6,68 triệu ha cây trồng, năng suất tăng 10 - 20%...

Bà Nguyễn Hương Giang, Tổng GĐ Cty CP Nông nghiệp Thành Đô chia sẻ: “Chúng tôi đã phối hợp với các nhà khoa học nghiên cứu, khảo nghiệm và cho ra đời 14 sản phẩm phân bón NPK + Đất hiếm mang thương hiệu Doanh Nông, phù hợp nhiều loại cây trồng, đồng đất khác nhau.
Hy vọng, việc cho ra đời các sản phẩm phân bón đất hiếm thế hệ mới với nhiều tính năng ưu việt, ngoài nâng cao năng suất cây trồng còn góp phần lớn tạo ra giá trị nông sản mang bản sắc đặc trưng cho Việt Nam”.

Tại Việt Nam, đầu năm 2014, Cty CP Nông nghiệp Thành Đô bắt tay hợp tác với TS. Nguyễn Bá Tiến, Viện Công nghệ xạ hiếm tổ chức một loạt hội nghị, hội thảo, mô hình trình diễn giới thiệu, nhân rộng 4 sản phẩm phân bón đất hiếm đã được Bộ NN-PTNT cấp phép và đưa vào danh mục được phép SX và lưu hành tại Việt Nam tại các vùng canh tác của nước ta với thương hiệu Doanh Nông, bước đầu đem lại hiệu quả rất tích cực.

Theo báo cáo của Sở NN-PTNT Ninh Bình, mô hình bón phân NPK - Đất hiếm Doanh Nông của Cty CP Nông nghiệp Thành Đô tại HTX Nam Cường, xã Khánh Cường, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình, cây lúa có bộ rễ khỏe, khả năng hấp thụ dinh dưỡng cao nên sinh trưởng phát triển nhanh. Lúa đẻ nhánh sớm (sau cấy 5 ngày), đẻ khỏe, tập trung (thời gian đẻ nhánh 22 ngày).

Cũng ghi nhận việc sử dụng NPK + Đất hiếm Doanh Nông giúp lúa đẻ nhánh hiệu quả cao, song theo Trưởng phòng Trồng trọt, Sở NN-PTNT Hưng Yên Nguyễn Văn Tráng, tại mô hình trình diễn trên giống lúa Thục Hưng 11 và Bắc thơm 7 tại xã Liên Phương, TP. Hưng Yên và xã Phan Đình Phùng, huyện Mỹ Hào cho thấy khi bón NPK + Đất hiếm Doanh Nông giúp cây lúa khỏe mạnh, cứng cáp nên hạn chế bị đổ ngã, sâu bệnh.

Đặc biệt, bón NPK + Đất hiếm giúp các giống lúa Bắc thơm 7 và Thục Hưng 11 ngắn ngày hơn so với đối chứng từ 3 - 4 ngày, năng suất cao hơn 10 - 15%. Qua đó, rất phù hợp với lịch thời vụ gấp với tỉnh làm vụ đông nhiều như Hưng Yên.

Theo báo cáo của Sở NN-PTNT Phú Thọ, kết quả mô hình khảo nghiệm phân bón NPK + Đất hiếm Doanh Nông trên cây chè tại xã Hiền Đa và Hương Lung, huyện Cẩm Khê cho thấy, cây chè được bón NPK + Đất hiếm sinh trưởng, phát triển mạnh hơn, búp đều trên mặt tán thuận tiện cho thu hoạch cơ giới bằng máy, lá chè có màu xanh đậm, mật độ búp tăng so với đối chứng, tỷ lệ búp xòe giảm và kéo dài thời gian thu hoạch.

Qua đó, năng suất cây chè tăng 1,3 tấn/ha, lãi thuần cao hơn so với tập quán sử dụng phân đơn của nông dân là trên 5 triệu đồng/ha.

Quả thực, kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đã được công bố chỉ ra rằng, đối với cây trồng đất hiếm ảnh hưởng đến hệ thống rễ, lá và quá trình nảy mầm, phát triển chồi.

Đất hiếm giúp thúc đẩy quá trình phát triển của cây, tăng hàm lượng diệp lục, tăng quá trình quang hóa, tăng sự hấp thụ chất dinh dưỡng vi lượng, đa lượng cũng như khả năng chống chịu điều kiện bất thuận của thời tiết.

Đất hiếm cũng làm tăng sự hấp thụ và tích lũy dinh dưỡng, tăng hàm lượng đường và vitamin C trong trái cây.

Xem thêm
Cải thiện chất lượng bò thịt tại Việt Nam theo tiêu chuẩn Pháp

HÀ NỘI Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì ký kết thỏa thuận hợp tác với Phòng Thương mại và Thủ công nghiệp Ile-de-France (CMA IDF) nâng cao chất lượng bò thịt Việt Nam.

Muôn kiểu phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

BÌNH ĐỊNH Trước nguy cơ dịch tả lợn Châu Phi có thể bùng phát bất cứ lúc nào, ngành chức năng Bình Định có nhiều cách phòng dịch bệnh nguy hiểm này để bảo toàn đàn lợn.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Công nghệ tự động đo khí nhà kính phát thải trên ruộng lúa

THÁI BÌNH Dự án hợp tác với Đan Mạch của Viện Môi trường Nông nghiệp mở ra triển vọng xây dựng hướng dẫn cụ thể để tối ưu hóa năng suất, chất lượng cây trồng.

Khó khăn trong quản lý nhóm tàu câu, chụp mực khơi

QUẢNG NAM Khó khăn lớn nhất của nghề cá Quảng Nam trong chống khai thác IUU là quản lý nhóm tàu câu, chụp mực khơi có nguy cơ khai thác vượt ranh giới cho phép.

Trước tuyên bố áp thuế đối ứng 46% của Mỹ: Doanh nghiệp gỗ 'không bi lụy, than khóc'

Dù không dễ thực hiện, ý tưởng sẽ được chính quyền Trump ủng hộ, còn Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam coi như biện pháp ứng phó lâu dài với thuế đối ứng.

Bình luận mới nhất