| Hotline: 0983.970.780

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Thứ Hai 17/03/2014 , 14:22 (GMT+7)

Lãnh đạo Bộ NN-PTNT yêu cầu Cục Trồng trọt hoàn thành sớm nhất đề án chuyển đổi, tập trung ưu tiên cho khu vực ĐBSCL.

Đó là ý kiến chỉ chỉ đạo của hai Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh và Trần Thanh Nam tại Hội nghị sơ kết và chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa ĐX 2013 - 2014 và triển khai kế hoạch vụ HT - TĐ - mùa 2014 ở Nam bộ.

Hội nghị trên vừa tổ chức ở Cà Mau còn có sự tham gia của đại diện Cục Trồng trọt, Hiệp hội Lương thực VN, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Tổng cục Thủy lợi… cùng đại diện lãnh đạo các tỉnh thành khu vực Nam bộ.

09-49-23_lua-dx
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải xác định đúng thời vụ

Giá thành SX lúa tăng

Ông Phạm Văn Dư, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết, trong các tháng chính của vụ ĐX 2013-2014 là mùa khô ở các tỉnh Nam bộ nên tình trạng thiếu nước và khô hạn cục bộ diễn ra tại một số nơi; đặc biệt là ở các khu vực ven biển và vùng núi, xâm nhập mặn sớm và mạnh ở vùng cửa sông.

Vụ ĐX toàn vùng Nam bộ gieo sạ được 1.738.983 ha, tăng 18.118 ha, sản lượng ước đạt 11.710.379 tấn, tăng 120.927 tấn so với vụ ĐX trước. Thời vụ xuống giống lúa ĐX đã được thực hiện theo khuyến cáo, chia thành 2 đợt (vào tháng 11 và 12). Nhóm giống được trồng chủ lực (chiếm 10 - 15% diện tích mỗi giống ở các tỉnh) gồm OM 6976, OM 4900, OM 5451, OM 2517, VNĐ 95-20, JASMINE 85…

Về sản lượng lúa gạo hàng hóa dự kiến trong quý I và quý II/2014: Tổng sản lượng người tiêu thụ gạo từ ĐBSCL là 28 triệu người, hàng tháng tiêu dùng khoảng 336 nghìn tấn gạo, chăn nuôi và hao hụt khoảng 50 nghìn tấn, tổng lượng gạo tiêu thụ trong vùng là 386 nghìn tấn, tương đương 600 ngàn tấn lúa.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh lưu ý các tỉnh, thành phố trong khu vực rà soát lại cơ cấu giống lúa, tránh trồng nhiều loại giống; Cục Trồng trọt tăng cường biện pháp chỉ đạo, định hướng phù hợp với từng địa phương; chú trọng năng lực SX giống của từng vùng theo hướng bền vững; chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải xác định đúng thời vụ; tăng cường cập nhật tình hình thị trường xuất khẩu gạo trên thế giới gắn với công tác xúc tiến thị trường...

Theo Cục trồng trọt, trung bình giá thành SX lúa tăng cao hơn so với vụ ĐX 2012-2013 là 247 đồng/kg nhưng giá gạo xuất khẩu theo xu hướng không tăng. Đây là vấn đề cần được tính toán lại các mức độ đầu tư cho SX lúa để gia tăng tính cạnh tranh.

Vào cuối tháng 2/2014, giá lúa tươi tại ruộng có tăng hơn hồi đầu tháng từ 100 - 160 đ/kg (dao động khoảng 5.200 - 5.300 đ/kg đối với lúa thường; lúa chất lượng cao giá 5.400 - 5.800 đ/kg). Tuy nhiên sang những ngày đầu tháng 3/2014 giá lúa giảm từ 400 - 500 đ/kg. Giá lúa biến động là do tình hình thu hoạch nhiều hay ít, đơn đặt hàng xuất khẩu, giống…

Theo báo cáo của Hiệp hội Lương thực VN, xuất khẩu từ tháng 1 - 28/2/2014 số lượng 0,638 triệu tấn, trị giá FOB 274,636 triệu USD, CIF 314,521 triệu USD, giá bình quân FOB 430,63 USD/T, so với cùng kỳ năm 2013 số lượng giảm 13,53%, trị giá FOB giảm 16,29%, trị giá CIF giảm 6,11% và giá FOB bình quân giảm 14,2 USD/T.

Đẩy mạnh chuyển đổi

Trong vụ mùa lúa HT, TĐ và mùa 2014, Cục Trồng trọt khuyến cáo về cơ cấu giống SX vụ HT nên hạn chế làm giống lúa có chất lượng trung bình và thấp (IR 50404, OM 576), chỉ SX tối đa với tỉ lệ diện tích ít hơn 10%.

Hạn chế làm các giống lúa thơm trong vùng SX lúa hàng hóa cho xuất khẩu vụ HT vì chất lượng thấp, khó bán được giá cao. Cơ cấu giống chủ lực trong vụ HT gồm OM5451, OM4218, OM7347, OM4900… Các giống lúa chống chịu phèn mặn trung bình khá gồm AS996, MTL480, OM 2395, OM 2517…

Riêng vụ TĐ, theo kế hoạch diện tích gieo sạ vùng ĐBSCL là 823.000 ha, sản lượng đạt 4.141.200 tấn, tăng 150.802 tấn so với vụ TĐ năm 2013. Vụ TĐ và vụ mùa, ngoài việc SX các giống lúa chất lượng cao như vụ HT có thể gia tăng SX các giống lúa thơm như Jasmine 85, VD 20, Nàng hoa 9, các giống lúa ST như ST20, ST5…

Đại diện các tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL đặc biệt quan tâm tâm đến việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Một số mô hình chuyển đổi có hiệu quả, có khả năng nhân rộng tại Kiên Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Long An, như  mô hình 2 vụ lúa - 1 vụ bắp; 2 vụ lúa - 1 vụ mè; 1 vụ lúa - 2 vụ dưa hấu; 1 vụ lúa - 1 vụ dưa hấu - 1 vụ bắp; 2 vụ lúa - 1 vụ đậu phộng.

Theo dự kiến đến năm 2015, vùng ĐBSCL sẽ quy hoạch chuyển đổi 112.000 ha đất gieo trồng lúa sang trồng ngô, đậu tương, rau màu, vừng, lạc…

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đánh giá cao những nỗ lực SX của các địa phương và bà con nông dân trong vụ ĐX vừa qua. Chủ trương của Bộ NN-PTNT là triển khai chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đây là việc khó khăn đòi hỏi có tính khả thi. Tuy nhiên, các địa phương đã tích cực thực hiện, địa phương nào cũng có mô hình mang lại hiệu quả. Riêng vụ ĐX vừa qua mô hình nhân rộng cánh đồng lớn được địa phương và nông dân hưởng ứng cao.

Theo Thứ trưởng Doanh, cái khó khăn nhất là đầu ra của lúa gạo, chúng ta đang cạnh tranh khốc liệt, đặc biệt là với Thái Lan. Đề nghị các địa phương tuân thủ nghiêm túc lịch thời vụ trong SX các vụ lúa sắp tới.

Về giống, không nên có quá nhiều loại giống, chỉ nên tập trung vào những loại giống chất lượng cao. Hiệp hội Lương thực VN cần liên tục cập nhật thị trường, mở rộng xúc tiến để tìm kiếm thị trường. Phối hợp đồng bộ trong liên kết SX…

Về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cần xác định rõ cây nào có giá trị cao để chuyển đổi trong vụ XH và HT. Đề nghị Cục Trồng trọt hoàn thành sớm nhất đề án chuyển đổi, tập trung ưu tiên cho khu vực ĐBSCL…

Xem thêm
Giá heo tăng nhờ tăng cường ngăn chặn nhập lậu

Việc các địa phương ở phía Nam tăng cường ngăn chặn heo nhập lậu đang góp phần giúp cho giá heo hơi tăng lên ở Đông Nam bộ và trên cả nước.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất