| Hotline: 0983.970.780

Đẩy mạnh phát triển Chương trình OCOP từ sản phẩm nông nghiệp

Thứ Bảy 29/01/2022 , 06:39 (GMT+7)

BẠC LIÊU Huyện Vĩnh Lợi (Bạc Liêu) có thế mạnh phát triển nông nghiệp, do đó có nhiều nông sản đặc trưng xây dựng thành sản phẩm OCOP, nhằm phát triển nâng cao giá trị kinh tế…

Huyện Vĩnh Lợi xác định các sản phẩm từ nông nghiệp là thế mạnh để phát triển sản phẩm OCOP. Đến nay, huyện đã có 6 sản phẩm được Hội đồng cấp tỉnh đánh giá đạt từ 3 - 4 sao. Ảnh: Trọng Linh.

Huyện Vĩnh Lợi xác định các sản phẩm từ nông nghiệp là thế mạnh để phát triển sản phẩm OCOP. Đến nay, huyện đã có 6 sản phẩm được Hội đồng cấp tỉnh đánh giá đạt từ 3 - 4 sao. Ảnh: Trọng Linh.

Thực hiện Đề án Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến 2030, huyện Vĩnh Lợi đã tích cực tổ chức triển khai chương trình trên địa bàn.

Đến nay, huyện Vĩnh lợi đã có 6 sản phẩm được Hội đồng cấp tỉnh đánh giá đạt từ 3 - 4 sao. Trong đó, có 5 sản phẩm đạt 3 sao là Khô cá kèo Kiều Hạnh, Rượu vang sơ ri Vallenstina Lâm Vũ, Khô cá kèo Xuân Thảo, Khô cá lóc Xuân Thảo, Mắm cá đồng không xương Xuân Thảo và có 1 sản phẩm đạt 4 sao là Muối tinh Bạc Liêu.

Ông Trần Ngọc Ân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Vĩnh Lợi, xác định: Ngoài những sản phẩm đã được phân hạng với tiềm năng, lợi thế phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện, Vĩnh Lợi còn có nhiều nông sản chủ lực có khả năng xây dựng và phát triển thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương. Cụ thể, nhóm sản phẩm trồng trọt như: Gạo Tài nguyên, Năng bộp Vĩnh Hưng A, Ổi Hồng Sen, Táo sạch TT Châu Hưng, Bồn bồn xã Châu Hưng A… Còn nhóm sản phẩm từ thủy sản có thể kể đến là: tôm khô, các loại cá khô, các loại mắm, mắm chua,…

Ngoài ra, các sản phẩm nông nghiệp còn có khả năng được chế biến thành các dạng đồ uống, hàng thủ công mỹ nghệ, mỹ phẩm, quà lưu niệm...

Ông Tô Thanh Hải, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Vĩnh Lợi, cho biết: “Trong thời gian tới, Tổ giúp việc của huyện sẽ tiếp tục hỗ trợ các chủ thể, các cơ sở, cá nhân hoàn thiện điều kiện để tham gia xây dựng các sản phẩm trở thành sản phẩm OCOP. Từ đó góp phần nâng cao giá trị các mặt hàng nông sản và tăng nguồn thu nhập cho người dân nông thôn”.

“Trong thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và phát triển sản phẩm OCOP, xem đây là cơ hội quan trọng, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm từ nông nghiệp. Qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, tạo sức bật trong xây dựng nông thôn mới”, ông Hải chia sẻ.

Xem thêm
Tỉnh Phú Thọ còn 15.983 hộ nghèo

Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Phú Thọ do các hộ thiếu vốn sản xuất, kinh doanh, không có lao động, gia đình có người ốm đau, bệnh tật...

Người dân tự nguyện bàn giao mặt bằng thực hiện dự án đường cao tốc Bắc-Nam

Quảng Bình Người dân huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) đã tự nguyện bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông, giai đoạn 2021-2025