| Hotline: 0983.970.780

Đẩy mạnh rà soát, củng cố những khâu còn yếu trong cuộc chiến chống lại dịch tả lợn Châu Phi

Thứ Sáu 17/05/2019 , 10:51 (GMT+7)

Sau một thời gian tạm lắng xuống, đầu tháng 5/2019, dịch tả lợn Châu Phi đã bùng phát trở lại và lan rộng thêm nhiều địa phương trên cả nước, làm tăng thêm mối lo ngại trên toàn ngành và đông đảo người dân.

Mối nguy lớn khi dịch tả lợn Châu Phi (ASF) bùng phát trở lại

Liên tiếp trong thời gian đầu tháng 5, dịch bệnh ASF bùng phát trở lại tại một số địa phương ở miền Bắc và miền Trung, và lan ra khu vực phía Nam, trong đó có cả thủ phủ nuôi heo Đồng Nai, Bình Phước… Diễn biến dịch bệnh trở nên đặc biệt nguy hiểm khi không chỉ hoành hành tại các cơ sở chăn nuôi heo quy mô nhỏ, hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, mà đã tấn công vào các trang trại chăn nuôi lớn, đã có những cơ sở chăn nuôi tập trung quy mô trên 1.000 con heo bị nhiễm bệnh, buộc phải xử lý tiêu hủy.  

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, chưa bao giờ ngành chăn nuôi nước ta phải đối mặt với một loại dịch bệnh nguy hiểm, gian nan trong phòng chống, và gây thiệt hại kinh tế lớn như lần này.

Thống kê từ Cục Thú Y – Bộ NN&PTNT cho biết, đến ngày 12.5, dịch tả lợn Châu Phi đã xảy ra tại 2.296 xã của 204 huyện tại 29 tỉnh, thành phố, khiến các địa phương đã phải tiêu hủy trên 1,2 triệu con lợn, chiếm khoảng 4% tổng đàn lợn của cả nước.

Rõ ràng, đây chính là cao điểm mà Chính quyền từ trung ương đến địa phương, doanh nghiệp, người dân tại tất cả các cơ sở cần tiếp tục và tích cực hơn nữa trong công tác phòng chống dịch, đồng thời phải bảo vệ được sản xuất.
 

Rà soát, củng cố ngay công tác phòng chống dịch bệnh

Dịch bệnh ASF là mối nguy lớn nhất của ngành chăn nuôi bởi cho đến nay vẫn chưa có vắc xin phòng chống, chưa có thuốc chữa. Đối mặt với nguy cơ dịch bệnh ASF tiếp tục bùng phát với quy mô lớn hơn, lan rộng tới nhiều địa phương hơn, hơn lúc nào hết, người chăn nuôi và toàn ngành cần nâng cao ý thức và triệt để áp dụng các biện pháp an toàn sinh học (ATSH) là biện pháp duy nhất lúc này nhằm cứu đàn heo cũng như ngành sản xuất.

Là một công ty cung cấp thức ăn chăn nuôi hoạt động nhiều năm tại Việt Nam, Cargill (Hoa Kỳ) đã có nhiều năm kinh nghiệm giúp ngành chăn nuôi các nước trên thế giới đối phó với các dịch bệnh, trong đó có dịch tả lợn Châu Phi. Với dịch bệnh đang xảy ra tại Việt Nam, Cargill đã tổ chức hàng ngàn buổi tập huấn cũng như hỗ trợ thông tin đến hệ thống đại lý và người chăn nuôi, theo đó, từ kinh nghiệm thực tiễn Cargill đưa ra khuyến cáo 7 điều không nên làm và 7 điều nên làm như  sau:

Đối chiếu với 7 điều nên và không nên làm như trên, có thể thấy thời gian qua, dịch ASF lây lan mạnh trong các khu vực chăn nuôi do sự bối rối của người chăn nuôi và chủ yếu phạm vào 4 điều: (1) Vận chuyển heo bệnh và sản phẩm heo bệnh từ vùng dịch qua các vùng khác; (2) Cho heo ăn thức ăn thừa có nguồn gốc hỗn tạp và không qua nấu chín; (3) Tự do cho người và xe ra vào trại mà không thực hiện các biện pháp sát trùng hoặc cách ly cần thiết; (4) Vứt heo chết ra môi trường.

Cụ thể, tại nhiều địa phương vẫn liên tục phát hiện xác heo bệnh không được tiêu hủy đúng quy định mà vứt ra ao hồ, nguồn nước, gây ô nhiễm môi trường và phát tán dịch bệnh nặng nề. Cơ quan chức năng cũng từng phát hiện xe chở heo bệnh số lượng lớn vận chuyển sang vùng khác tiêu thụ. Trong tập quán chăn nuôi, vẫn có người chăn nuôi sử dụng thức ăn thừa cho heo ăn trực tiếp mà không qua nấu chín, dẫn đến thức ăn không đảm bảo an toàn vệ sinh và nguy cơ lây lan mầm bệnh rất lớn. Việc tự do ra vào trại nuôi heo, thả rông gia súc, không phòng ngừa chuột bọ côn trùng… dẫn đến heo dễ tiếp xúc với vật phẩm nhiễm bệnh và bị lây bệnh. Rõ ràng, việc tuân thủ ATSH không triệt để, nghiêm ngặt tại các địa phương, đã khiến cho dịch bệnh ASF không được dập tắt mà còn lây lan ra các vùng khác.

Theo tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc (FAO) và các cơ quan chức năng đánh giá, diễn biến dịch ASF đang rất nghiêm trọng và khó kiểm soát. Bên cạnh sự nỗ lực dập dịch của các ban ngành nhà nước, hơn lúc nào hết người chăn nuôi cần phải thay đổi thói quen, tập quán chăn nuôi và thực hiện nghiêm túc các giải pháp ATSH thì mới “cứu được mình và “cứu được người” trong tình hình dịch bệnh bùng nổ như hiện nay.

Xem thêm
Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.