| Hotline: 0983.970.780

Cà Mau: Xây dựng phương án khẩn cấp ứng phó dịch tả lợn Châu Phi

Thứ Tư 15/05/2019 , 18:26 (GMT+7)

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành chỉ thị 04, về việc ứng phó khẩn cấp với Dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn tỉnh.

Trước tình hình diễn biến phức tạp dịch tả lợn Châu phi (DTLCP), Sáng 15/5, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã ban hành Chỉ thị 04/CT- UBND, về việc ứng phó khẩn cấp với Dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Chỉ thị 04 UBND tỉnh Cà Mau.

Nội dung Chỉ thị 04 yêu cầu tăng cường các hoạt động kiểm tra 24/24 ở tất cả các Trạm, Chốt. Đối với các chốt tạm phải có bảng “Trạm (Chốt) kiểm soát dịch tả lợn Châu phi”; Các phương tiện vận chuyển lợn, sản phẩm lợn phải có giấy chứng nhận kiểm dịch, giấy xác nhận nguồn gốc sản phẩm hợp lệ, trước khi vào địa bản tỉnh phải được khử trùng đúng quy định.

Ngoài ra, Chủ tịch UBND tỉnh, chỉ đạo kiên quyết không để các tổ chức, cá nhân vận chuyển heo, sản phẩm lợn không rõ nguồn gốc, không có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan có thẩm quyền vào địa bàn Cà Mau.

Cà Mau chủ động ứng phó khẩn cấp với bệnh DTLCP.

Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau, chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường giám sát các cơ sở chăn nuôi tập trung, các hộ nuôi lợn nhỏ lẻ. Đối với các nơi mua bán, giết mổ, trung chuyển lợn trực tiếp, triển khai các biện pháp phòng, chống DTLCP, vận động các cơ sở ưu tiên tiêu thụ lợn trong tỉnh, hạn chế tiêu thụ lợn nhập tỉnh.

Tính đến ngày 15/5, trên địa bàn tỉnh Cà Mau chưa phát hiện DTLCP, tuy nhiên để chủ động phòng chống dịch bệnh lay lan, Cà Mau đã chủ động ứng phó khẩn cấp.

Theo Báo cáo của Cục Thú y, tính đến ngày 12/5, bệnh DTLCP đã xảy ra tại 2.296 xã, 204 huyện, của 29 tỉnh, thành phố, với tổng số lợn bệnh và tiêu hủy là gần 1.220.500 con, chiếm 4% tổng số lợn của cả nước.

Xem thêm
Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.