| Hotline: 0983.970.780

Đẩy nhanh tiến độ hai công trình thủy lợi lớn nhất Nghệ - Tĩnh

Thứ Sáu 01/06/2018 , 15:05 (GMT+7)

Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 4 (Ban 4), chủ đầu tư đang tích cực chỉ đạo các nhà thầu tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công hai công trình thủy lợi Bản Mồng và Ngàn Trươi - Cẩm Trang, lớn nhất của hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.

15-38-21_1kenh_dn_nuoc_ntct_duoc_be_tong_ho
Kênh dẫn nước công trình thủy lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang được bê tông hóa

Đại công trình thủy lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang ở huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) có dung tích hồ chứa lớn thứ ba toàn quốc, chỉ sau Cửa Đạt (Thanh Hóa) và Dầu Tiếng (Tây Ninh). Công trình có dung tích hồ chứa khoảng 775 triệu m3 nước, gấp hơn hai lần hồ Kẻ Gỗ. Khi công trình hoàn thành sẽ phục vụ nước cho 8 huyện, thị với 87 xã phía bắc Hà Tĩnh, trong đó tưới cho 28.000ha đất nông nghiệp; ngoài ra, cung cấp nước sinh hoạt, nước phục vụ sản xuất đa ngành nghề khác và phục vụ phát điện với công suất 15MW.

Chính vì tầm quan trọng đó, Trung ương cùng tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo quyết liệt tiến độ công trình cũng như công tác GPMB. Mặc dù bị gián đoạn về vốn đầu tư và thi công trong điều kiện thời tiết tiểu vùng cực kỳ khắc nghiệt, nơi được mệnh danh “chảo lửa, túi mưa”, nhưng chủ đầu tư đã chỉ đạo các nhà thầu thi công đảm bảo chất lượng và tiến độ đề ra.

Đến nay, hạng mục quan trọng nhất là công trình đập đầu mối đã hoàn thành 99% công việc. Các nhà thầu đang tập trung chỉnh trang khu vực đầu mối; gia cố phần trên mái đập chính, tràn xả lũ, đập phụ… để chuẩn bị nghiệm thu, bàn giao. Hiện hồ đã tích nước lên cao trình 31 với hơn 200m3 nước.

Công trình đại thủy lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang phát huy hiệu quả ngay trong quá trình thi công. Các cơn bão số 1 và số 3/2017 đổ bộ bất thường vào Bắc Trung Bộ giữa lúc lúa đang chính vụ. Công trình Ngàn Trươi - Cẩm Trang đã cắt hơn 1,4 triệu m3 nước lũ do bão gây ra, tránh ngập úng cho hàng nghìn ha lúa và hoa màu vùng hạ du. Hiện Ban 4 đang mời các chuyên gia đầu ngành về thủy lợi để bàn các giải pháp tối ưu thoát lũ lòng dẫn Khe Trí phục vụ thoát lũ cho công trình.

Cùng với công trình đầu mối, hệ thống kênh dẫn dòng do tỉnh Hà Tĩnh làm chủ đầu tư cũng trong giai đoạn nước rút. Với kết cấu thẩm mỹ đẹp, hơn 16km kênh dẫn bằng bê tông đồ sộ, cùng hệ thống cống lấy nước, đập dâng trên sông, nhiều cầu máng, xi phông chui qua sông Ngàn Sâu, qua đường sắt… đã cơ bản hoàn thành.

Cách thành phố Vinh 120km, thủy lợi Bản Mồng - công trình lớn nhất của tỉnh Nghệ An ở huyện miền núi Quỳ Hợp. Những ngày này hàng trăm ô tô, máy móc thi công hiện đại ngày đêm rền vang tiếng máy đào lấp, làm đường, đắp đê quai, đập phụ, làm cầu qua kênh dẫn dòng… để phục vụ việc thi công.

Theo Trưởng Ban 4 Nguyễn Hải Thanh: Được khởi công xây dựng năm 2010, do khó khăn về vốn, công trình thủy lợi Bản Mồng phải giãn tiến độ, đến năm 2013 mới được tái cấp vốn. Nhưng do vướng mặt bằng tồn tại trong nhiều năm nên việc thi công công trình đầu mối bị chậm trễ.

15-38-21_2do_chn_mong_dp_bn_mong
Đào chân móng đập công trình thủy lợi bản Mông

Để khắc phục những phần việc bị ách tắc do GPMB nhất là cầu qua kênh dẫn dòng, Ban 4 đã sáng kiến đề xuất phương án và được chấp nhận làm ngầm qua kênh dẫn dòng nhằm đưa phương tiện máy móc cùng vật tư vào phục vụ thi công đào hố móng đập chính kịp thời.

Ngoài ra, Ban 4 cùng địa phương tháo gỡ khó khăn trong công tác GPMB bằng việc điều chỉnh diện tích GPMB nhỏ nhất để tiết kiệm nguồn vốn. Như ở đầu cầu qua kênh dẫn dòng điều chỉnh phần GPMB từ 50.000m2 xuống 5.000m2 cùng phương án kỹ thuật đi cùng.

Đến nay, công tác GPMB liên quan đã cơ bản hoàn thành, thuận lợi cho việc đưa cầu qua kênh dẫn dòng vào hoạt động trước lụt tiểu mãn, đáp ứng yêu cầu thi công trong năm 2018.

Bên cạnh đó, do thi công ở địa hình rừng núi cùng tác động của biến đổi khí hậu, Ban 4 cập nhật chuỗi thủy văn trong 10 năm lại nay ở miền Tây Nghệ An để điều chỉnh thiết kế cơ sở cho phù hợp thực tế… Hiện, cầu qua kênh dẫn dòng cùng với các đê quai đã hoàn thành, tạo điều kiện cho các nhà thầu… đưa các loại thiết bị, máy móc hiện đại vào thi công đập chính.

Tiến độ thi công công trình thủy lợi Bản Mồng đang đảm bảo theo kế hoạch đề ra, để phấn đấu đến đầu năm 2021 có thể tích nước. Cùng với đó, những hệ thống kênh dẫn do tỉnh Nghệ An làm chủ đầu tư cũng được triển khai quyết liệt.

Khi hoàn thành, dung tích hồ chứa 235 triệu m3 sẽ “giải khát” cho khoảng 20.000ha đất nông nghiệp, đánh thức vùng đất bazan màu mỡ, có điều kiện tái cơ cấu các loại cây trồng theo hướng làm giàu bền vững nhất là các loại cây có múi, cà phê... ở miền Tây xứ Nghệ. Ngoài ra còn phục vụ đời sống dân sinh, chăn nuôi và các ngành công nghiệp, dịch vụ khác. Đồng thời, phát điện công suất 43 MW, cắt lũ cho hạ du sông Hiếu, cấp nước cho sông Cả vào mùa kiệt...

15-38-21_3dp_de_qui_thuong_luu
Đắp đê quai thương lưu công trình thủy lợi bản Mồng
15-38-21_4do_ho_mong_dp_chinh_cong_trinh_thuy_loi_bn_mong
Đào hố móng đập chính công trình thủy lợi Bản Mồng

 

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm