| Hotline: 0983.970.780

ĐBSCL: Chất lượng lúa giống bị thả nổi

Thứ Sáu 10/06/2016 , 07:10 (GMT+7)

Tỉnh Đồng Tháp đang sử dụng hiệu quả các loại giống chất lượng cao trên cánh đồng lớn (CĐL), chất lượng hạt gạo đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Đồng Tháp có 2 vùng SX lúa, các huyện phía nam sông Tiền gồm: Lai Vung, Lấp Vò, Châu Thành trên 90% diện tích SX giống IR50404, năng suất vượt trội so với các loại giống khác nhưng chỉ đáp ứng XK gạo cấp thấp từ 15% đến 25% tấm.

Các huyện phía bắc sông Tiền tiếp giáp Đồng Tháp Mười gồm: Cao Lãnh, Tháp Mười, Tam Nông, Thanh Bình, Tân Hồng, Hồng Ngự nơi có nhiều CĐL tập trung SX một số giống lúa chất lượng cao. Đặc biệt, là các loại giống lúa thơm có giá trị XK cao như: VD 20, Jasmine 85, Nàng hoa 9. Đây là vùng trọng điểm quy hoạch hàng ngàn ha SX giống lúa chất lượng cao trong cánh đồng liên kết.

Đến nay, Đồng Tháp có gần 100 CĐL ở 8 huyện, thị với diện tích hơn 282.000 ha. Vụ ĐX vừa qua, việc sử dụng giống lúa chất lượng cao Jasmine 85, OM4218, OM 6976, OM 4900, OM 6162, OM 7347 giúp giá thành giảm 236 đồng/kg và lợi nhuận tăng 2,1 triệu đồng/ha.

Các giống lúa gieo sạ cho trong CĐL liên kết được ngành nông nghiệp tỉnh khuyến cáo gieo sạ từ 80 - 100 kg/ha, sạ thưa, xuống giống tập trung né rầy.

Ông Nguyễn Văn Công, GĐ Sở NN-PTNT Đồng Tháp cho biết, hiện nay việc SX giống chất lượng cao của tỉnh tương đối đảm bảo, có trên 138 cơ sở, hộ sản xuất - kinh doanh giống lúa, đủ giống cho sản xuất lúa hằng năm.

Theo ông Hồng, việc thực hiện cơ cấu lại ngành giống lúa cần thông qua các giải pháp về quy hoạch vùng SX giống, áp dụng tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp, xây dựng chuỗi đầu tư SX giống lúa khép kín từ đầu vào đến bao tiêu sản phẩm, triển khai mạnh mẽ các chính sách hỗ trợ để phát triển ngành giống.

Các trại giống và nông dân tự nhân giống lúa xác nhận, riêng vụ lúa HT 2016, khoảng 30.000 tấn giống lúa chất lượng cao đủ phục vụ các CĐL liên kết ở các vụ tiếp theo. Cơ cấu giống lúa đảm bảo chất lượng cao, phục vụ XK.

Việc tổ chức vùng nguyên liệu các loại giống lúa chủ lực cho CĐL liên kết, góp phần kiểm soát từ giống đến chế biến, nên hạt gạo trong CĐL luôn có chất lượng cao, ổn định, độ thuần chủng cao.

Lúa hàng hóa có đầu ra ổn định, tăng thu nhập cho nông dân. Việc tổ chức vùng nguyên liệu lúa chất lượng cao, tập trung với qui mô lớn, tạo điều kiện tốt cho hoạt động tiêu thụ lúa hàng hóa, chủ động gạo cung cấp theo đơn đặt hàng.

Ông Nguyễn Văn Hồng, nguyên GĐ Trung tâm Giống Đồng Tháp cho biết, vấn đề nan giải của ngành giống lúa Đồng Tháp cũng như các tỉnh ĐBSCL là chất lượng giống lúa còn thả nổi. Hàng trăm cơ sở SX giống không có cán bộ kỹ thuật đủ điều kiện chuyên môn theo quy định của ngành nông nghiệp, công tác kiểm định ruộng giống còn qua loa, chiếu lệ.

Thậm chí, còn nhiều cơ sở thu mua lúa lương thực làm giống bán ra thị trường với mức giá thấp mà vẫn thu lãi cao. Việc kiểm tra, xử phạt vi phạm về chất lượng giống của các đơn vị có thẩm quyền quản lý chất lượng giống chưa đủ răn đe, các đơn vị sẵn sàng đóng phạt để rồi vẫn tồn tại việc SX lúa giống không cần đến chất lượng. Các Cty giống, trung tâm giống trong vùng ĐBSCL rất bức xúc về tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh, ảnh hưởng đến lợi ích các DN và nông dân.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm