| Hotline: 0983.970.780

ĐBSCL: Đê - lộ tràn vỡ, ruộng - ao ngập úng

Thứ Tư 02/10/2019 , 09:14 (GMT+7)

Mấy ngày nay, do ảnh hưởng của triều cường đầu tháng 9 âm lịch đã gây ngập úng và sạt lở đê bao ven sông, rạch tại địa bàn ĐBSCL. Ngày 1/10, triều cường tiếp tục dâng cao và mưa lớn.

16-44-41_ngp_ti_noi_o_vinh_long
Ngập tại nội ô TP Vĩnh Long.

Tại Vĩnh Long, ông Lưu Nhuận, Chi cục trưởng Chi cục Thủy Lợi cho biết: Do ảnh hưởng của triều cường tháng 9 âm lịch đã gây thiệt hại trên địa bàn tỉnh, ước thiệt hại trên 10 tỷ đồng. Trong các ngày từ 28/9 đến 1/10 triều cường đã gây ngập trên địa tỉnh Vĩnh Long.

Tại tuyến Quốc lộ 1A, đoạn qua xã Tân Hạnh (huyện Long Hồ), xã Tân Phú (huyện Tam Bình) và xã Thuận An (TX Bình Minh) tiếp tục đã bị ảnh hưởng nặng bởi triều cường. Nhiều xe máy, ô tô bị ngập nước “chết” máy nằm giữa lộ nhiều giờ. Bên cạnh đó, nước ngập cũng làm cản trở giao thông khiến kẹt xe, ùn tắc giao thông trên các tuyến lộ. Còn tại nội ô TP Vĩnh Long các tuyến đường quan trọng, huyết mạch đều bị ngập sâu.

Trong đó, nông nghiệp ước thiệt hại 527 triệu đồng. Diện tích lúa thu đông bị ngập 329ha. Diện tích vườn cây bị ngập, thiệt hại một phần (dưới 30%) là 308,8 ha. Rau màu thiệt hại là 57ha.

Về công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh thiệt hại trên 3,5 tỷ đồng. Tràn bờ bao 292 tuyến, với chiều dài khoảng 234km. Vỡ 56 tuyến đê bao, chiều dài 2,8km. Tràn 56 đập với chiều dài 672m. Sạt lở 16 đập với chiều dài 212m.

Công trình giao thông thiệt hại nặng nề, ước trên 5,5 tỷ đồng. Trong đó, ngập nước 71,3km làm hỏng 3.123m đường giao thông. Triều cường cũng gây ngập 1.786 căn nhà, 10 chợ, 8 trường học, 5 chuồng nuôi. Hơn 8ha ao nuôi thủy sản bị ngập, thiệt hại ước khoảng 361 triệu đồng.

16-44-41_ngp_ti_noi_o_tp_vl
Nước tràn qua các tuyến lộ tại Vĩnh Long.

Tại Tiền Giang, bờ Nam kênh Chợ Gạo tiếp tục xảy ra nhiều điểm sạt lở, triều cường làm ngập tuyến đường giao thông tràn vào nhà dân. Ngay đầu Vàm Kỳ Hôn thuộc xã Xuân Đông, huyện Chợ Gạo có nhiều điểm sạt lở hàm ếch đe dọa nhiều nhà ven sông. Tại các sông Ba Rài, sông Phú An (huyện Cai Lậy), sông Vĩnh Kim, sông Phú Phong (huyện Châu Thành) nước dâng cao làm sạt lở nhiều đoạn đê bao, nước xâm thực vào nhà và vườn cây ăn trái của người dân.

Đặc biệt, tại nhiều khu vực ven sông Tiền thuộc xã Tam Bình, Ngũ Hiệp, Tân Phong (huyện Cai Lậy) thủy triều tràn qua đê làm ngập úng vườn cây sầu riêng.

Ông Ngô Tấn Lâm, nhà vườn xã Tam Bình, huyện Cai Lậy chia sẻ: “Năm nay nước lên, nên hiện nay dân ở đây nếu ờ vùng ngoài (ven sông) phải thuê xáng xúc đất, còn nếu vùng trong phải gia cố cho chắc. Vì vườn sầu riêng hiện nay tập trung cho vô mùa nghịch, có bông chuẩn bị ra nhụy rồi phải lo vườn. Mình bây giờ tự chủ tình hình nước, vườn nào cũng phải đê bao hết. Vườn của tôi sát bờ sông nên đã tự lo, ví dụ nước lên 3 tấc thì tôi đã làm 5 tấc rồi.”

Tại Bến Tre triều cường đã gây tràn đê tại các xã Vĩnh Bình, Phú Phụng, Tân Thiềng, Long Thới, Hòa Nghĩa, Sơn Định và thị trấn Chợ Lách (huyện Chợ Lách). Hơn 1.000m bờ đê, đê bao cục bộ và trên 100ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị tràn, ngập.

Riêng huyện Mỏ Cày Bắc, triều cường gây ngập úng khoảng 40.000 cây sầu riêng ở xã Hưng Khánh Trung A, 120m đường giao thông nông thôn xã Khánh Thạnh Tân bị sạt lở và làm tràn nước trên 1.400m đường đê bao.Triều cường cũng gây sạt lở khoảng 50m đê bao và nước tràn đê ở các xã Tân Phú, Thành Triệu và Phú Đức (huyện Châu Thành).

16-44-41_trieu_cuong_dng_co_trn_de
Nước tràn nhiều tuyến bao xung xung yếu tại ĐBSCL.

Cụ thể, mực nước sông Tiền trên các sông tại Bến Tre trên sông Hàm Luông, mực nước ở trạm Chợ Lách là 203cm (cao hơn đỉnh triều lịch sử 4cm), trạm Mỹ Hóa 177cm (thấp hơn đỉnh triều lịch sử 6cm), trạm An Thuận 179cm (thấp hơn đỉnh triều lịch sử 9cm)…

Tại Vĩnh Long, mực nước cao nhất ngày 30/9 (nhằm 2/9 âm lịch) trên tuyến sông chính tại trạm Mỹ Thuận là 2,11m (trên BĐIII là 0,31m); trạm Cần Thơ 2,25m (trên BĐIII là 0,35m).

Trên tuyến kênh, rạch nội đồng: trạm Ba Càng 1,90m; Phú Đức 2,06m; Nhà Đài 1,97m; Vũng Liêm 1,77m; Tích Thiện 2,05m; Tân Thành 1,94m, xấp xỉ năm 2018.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm