| Hotline: 0983.970.780

Để cây lúa giữ xanh lá đòng, vững vàng năng suất

Thứ Hai 17/08/2020 , 16:17 (GMT+7)

Để lúa có được năng suất cao thì rất khó chỉ ra nhân tố nào quyết định mà phải có sự kết hợp kỹ lưỡng và chặt chẽ trong toàn quy trình canh tác.

Để lúa cho năng suất tốt, cần có bộ bộ lá đòng khỏe, duy trì màu xanh để tối ưu phản ứng quang hợp tạo tinh bột. Ảnh: Hoàng Vũ.

Để lúa cho năng suất tốt, cần có bộ bộ lá đòng khỏe, duy trì màu xanh để tối ưu phản ứng quang hợp tạo tinh bột. Ảnh: Hoàng Vũ.

Lúa nặng oằn bông, mẩy hạt, bán được giá cao luôn là mong ước chung của mọi bà con khi canh tác. Chính vì vậy, thời điểm cuối vụ luôn là lúc bà con tràn đầy hy vọng và phấn khởi về một vụ mùa bội thu. Tuy nhiên, chặng đường về đích này cũng mang rất nhiều lo âu bởi sâu bệnh hại. Hơn nữa, sự thay đổi sinh lý của cây lúa khiến lá đòng khó duy trì màu xanh, ảnh hưởng lớn đến tiến trình tạo năng suất.

Để lúa có được năng suất cao thì rất khó chỉ ra nhân tố nào quyết định mà phải là sự kết hợp kỹ lưỡng và chặt chẽ trong toàn quy trình canh tác. Từ đầu vụ bà con phải lên cho mình kế hoạch canh tác cụ thể từ chọn giống, chọn mật độ gieo sạ và xử lý giống sao cho phù hợp với lịch địa phương nhằm né tránh đợt rầy gây hại đầu tiên.

Tiếp theo là chăm bón sao cho cây lúa phát triển tốt, đầy đủ dinh dưỡng để đạt đủ số chồi hữu hiệu. Giai đoạn về sau là cả một hành trình sát sao với đồng ruộng để theo dõi và đối phó với hàng loạt dịch hại luôn tiềm ẩn xung quanh cây lúa, chờ cơ hội tấn công như nấm, khuẩn, côn trùng...Song song đó, bà con cần phải bổ sung dinh dưỡng cũng như các chất bổ trợ phù hợp để cây lúa phát triển tốt, khỏe mạnh, cho đòng to, bông lớn, hạt sáng và cũng phải đủ cứng cáp để hạn chế đổ ngã.

Hiện tại, toàn vùng ĐBSCL có gần 500.000 ha lúa bước vào thời kỳ đòng trổ của 2 vụ hè thu và thu đông. Đối với giai đoạn này, bộ lá đòng luôn cần được nâng niu, chăm sóc và bảo vệ khỏi sự tấn công của dịch hại. Khi bước vào thời kỳ tạo hạt thì hệ rễ của cây lúa đã không còn phát triển như trước nên lúc này nếu bà con bổ sung dưỡng chất qua gốc thì cây cũng khó chuyển hóa và hấp thu được. Chủ yếu phải giữ cho bộ lá đòng khỏe, duy trì màu xanh để tối ưu phản ứng quang hợp tạo tinh bột.

Thế nên, đối với cây lúa ở thời kỳ sinh sản thì bà con cần nhớ rằng bộ lá đòng đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Để năng suất cao thì hạt lúa phải no đầy, muốn hạt no đầy thì cây phải quang hợp tốt để ra nguồn tinh bột tối đa và quang hợp tốt thì bắt buộc lá đòng phải xanh khỏe lý tưởng. 

Lúa nặng oằn bông, mẩy hạt, bán được giá cao luôn là mong ước chung của mọi bà con khi canh tác. Ảnh: Hoàng Vũ.

Lúa nặng oằn bông, mẩy hạt, bán được giá cao luôn là mong ước chung của mọi bà con khi canh tác. Ảnh: Hoàng Vũ.

Tuy nhiên, tiến trình sinh lý tự nhiên trong bản thân cây sẽ khiến bộ lá đòng dễ bị xuống màu ở thời kỳ cuối, điều này có thể hiểu như sự lão hóa. Khi đó, bà con cần can thiệp bằng việc bổ sung đúng dưỡng chất cần thiết nhằm kéo dài tuổi thọ lá đòng, để lá đòng duy trì lâu dài màu xanh lý tưởng.

Vì vậy, bà con nông dân có thể lựa chọn Lacasoto 4SP của Công ty TNHH TM Tân Thành cho giai đoạn tạo hạt. Có nguồn gốc 100% từ thiên nhiên, Lacasoto 4SP sẽ luôn đảm bảo an toàn cho môi tường và người tiêu dùng. Cơ chế tác động của Lacasoto 4SP là duy trì màu xanh lá đòng, từ đó thúc đẩy tiến trình tổng hợp tinh bột từ lá vào hạt được gia tăng một cách rất tự nhiên. Bà con phun Lacasoto 4SP khi lúa cong trái me sẽ giúp gạo vô chắc tới cậy, tăng tỷ lệ hạt chắc trên bông, gia tăng trọng lượng thật sự của hạt lúa và hoàn toàn không gây hiện tượng no giả.

Đặc biệt, từ nay đến hết tháng 9/2020 khi mua sản phẩm Lacasoto 4SP quy cách gói 18 gram tại các đại lý nằm trong hệ thống phân phối hàng chính hiệu Tân Thành, bà con còn có cơ hội sở hữu nhiều phần quà hấp dẫn từ phiếu may mắn bên trong mỗi gói như: 200 chỉ vàng, 1.000 nón bảo hiểm và 10.000 thẻ cào điện thoại.

Xem thêm
Cây dâu khỏa lấp cây tiêu ở vùng biên

BÌNH PHƯỚC Từng là thủ phủ hồ tiêu của tỉnh Bình Phước, sau thời kỳ hồ tiêu suy thoái, mô hình trồng dâu nuôi tằm đã mở ra hướng đi mới cho người dân nơi đây.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Hợp tác nông nghiệp công nghệ cao hỗ trợ nông dân và hợp tác xã

Còn nhiều dư địa để phát triển hợp tác nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ cao và trí tuệ nhân tạo tương thích với mô hình sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.