| Hotline: 0983.970.780

Để gỗ rừng trồng rộng đường xuất ngoại

Thứ Năm 30/03/2023 , 20:15 (GMT+7)

QUẢNG BÌNH Hội chủ rừng phát triển bền vững huyện Lệ Thủy được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC. Qua đó, gỗ rừng trồng có cơ hội xuất ngoại…

Đến nay, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) có diện tích đất trồng rừng gần 43.000ha. Trồng rừng đã từng bước mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân. Tuy nhiên, rừng trồng chủ yếu keo, tràm phục vụ cho sản xuất giấy và gỗ dăm nên giá trị kinh tế còn thấp.

Để giúp bà con nông dân nâng cao giá trị kinh tế của rừng trồng, Hội chủ rừng phát triển bền vững huyện Lệ Thủy (Fosda-Lệ Thủy) đã được thành lập.

Được sự hỗ trợ của Trung tâm bảo tồn thiên nhiên Việt (Việt Nature), Tổ chức đánh giá cấp chứng chỉ rừng (GFA) đã cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC cho Fosda-Lệ Thủy.

Thông qua Fosda-Lệ Thủy, Việt Nature đã hỗ trợ về mặt tài chính, kỹ thuật trong việc cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC cho bà con trồng rừng trên địa bàn.

Để hoàn thiện và được cấp chứng chỉ FSC, các hộ trồng rừng được tập huấn và xây dựng hồ sơ kỹ thuật cho nhóm hộ theo yêu cầu của mô hình quản lý rừng bền vững.

1

Rừng được chứng chỉ FSC ở huyện Lệ Thủy. Ảnh: T.P

Fosda-Lệ Thủy đã mời đánh giá và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững  cho gần 735 ha rừng trồng cho 102 hộ tại 6 thôn, bản của xã Kim Thủy và Công ty cổ phần Lệ Ninh. 

Ông Võ Vĩnh Hải, Chủ tịch Fosda-Lệ Thủy thì toàn bộ kinh phí đầu tư cho cấp chứng chỉ rừng FSC đều được Việt Nature hỗ trợ cho bà con.

“Chi phí đánh giá, cấp chứng chỉ FSC cho 1.000 ha rừng trồng khoảng 1 tỷ đồng cho năm đầu tiên. Mỗi năm sau sẽ thực hiện đánh giá lại để duy trì chứng chỉ với chi phí khoảng 500 triệu đồng”- ông Hải chia sẽ.

Theo ông Nguyễn Hữu Hán, Phó Chủ tịch UBNND huyện lệ Thủy, đây là chứng chỉ quản lý rừng bền vững đầu tiên đối với nhóm hộ trồng rừng quy mô nhỏ tại tỉnh Quảng Bình.

“Chứng chỉ FSC không chỉ giúp phát triển kinh tế rừng bền vững mà còn được xem như “hộ chiếu” để gỗ rừng trồng của bà con xuất khẩu đi nước ngoài”- ông Nguyễn Hữu Hán nhìn nhận.

Để được tham gia cấp chứng chỉ SFC, người trồng rừng phải tham gia vào Fosda-Lệ Thủy. Đất trồng rừng phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, không tranh chấp.

Các hộ dân đã thực hiện vệ sinh rừng sạch sẽ, tuyệt đối không vứt rác thải nhựa vào rừng. Ông Hồ Tình (xã Kim Thủy) cho hayL “Trong quá trình chăm sóc, nếu có phát hiện những cây bản địa có giá trị thì giữ lại để chăm sóc phục hồi”..

Ngoài ra, Fosda-Lệ Thủy được hướng dẫn lập kế hoạch quản lý lô rừng. Từ việc trồng, chăm sóc, bảo vệ tỉa thưa và khai thác theo từng năm phù hợp. Luôn kiểm tra và giám sát rừng của mình để khỏi bị tác động xấu, gây thiệt hại. 

2

Gỗ rừng trồng được đảm bảo thu mua và có nhiều cơ hội xuất khẩu. Ảnh: T.P

Có chứng chỉ FSC, lợi nhuận từ sản phẩm gỗ rừng trồng của các thành viên Fosda-Lệ Thủy sẽ được tăng lên từ 10-20% giá trị so với sản phẩm không có chứng chỉ. Gỗ rừng trồng của bà con cũng bảo đảm yêu cầu về cung ứng nguyên liệu trong liên kết với các doanh nghiệp chế biến gỗ có nhu cầu xuất khẩu sản phẩm ra thị trường thế giới.

Sau khi được cấp chứng chỉ, một doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ rừng trồng tại tỉnh Quảng Trị đã ký cam kết với Fosda-Lệ Thủy để tiêu thụ gỗ rừng trồng cho bà con.

“Bởi rừng ở đây có chứng chỉ FSC, bảo đảm các tiêu chí đầu vào nguồn nguyên liệu. Qua đó, các sản phẩm từ gỗ viên nén, ván ép của công ty chúng tôi có thể xuất khẩu sang Nhật Bản và thị trường châu Âu”- lãnh đạo doanh nghiệp cho hay..

Trong văn bản cam kết, phía doanh nghiệp sẽ thu mua giá gỗ nguyên liệu của bà con cao hơn 10% so với giá thị trường. Trong trường hợp gặp thiên tai, rừng chưa đến kỳ thu hoạch nhưng bị gãy đổ, doanh nghiệp cũng sẽ mua bình thường.

Ngoài ra, doanh nghiệp sẽ hỗ trợ bà con về giống cây trồng, kinh phí đánh giá, cấp chứng chỉ FSC. “Trung bình mỗi năm, chúng tôi sẽ thu mua cho bà con khoảng 200.000 tấn gỗ (tương đương khoảng 1.000ha rừng trồng có chứng chỉ) để sản xuất”- lãnh đạo doanh nghiệp cho hay.

Từ khi có chứng chỉ FSC, rừng của các thành viên Fosda-Lệ Thủy đã có nhiều công ty, doanh nghiệp chế biến gỗ đến đặt mua với giá cao hơn giá thị trường cùng nhiều chế độ ưu đãi khác. 

Theo định hướng phát triển, đến năm 2025, Lệ Thủy sẽ phấn đấu có khoảng 6.000 ha rừng được cấp chứng chỉ. Ông Nguyễn Hữu Hán cho hay: “Trong quá trình trồng và khai thác, bà con sẽ được hướng dẫn tỉa thưa rừng theo quy trình để nâng cao chất lượng gỗ và giá trị kinh tế”.

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Tre xanh trên Long Cốt sơn

Quảng Ngãi Tre xanh tốt trên núi cằn trơ sỏi đá. Thân tre to lớn vươn lên trời cao, mở ra hướng làm ăn mới cho bà con nông dân ở vùng đất bạc màu.

Bình Thuận tăng cường bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng dịp giáp Tết

Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình mà không có biện pháp bảo vệ rừng, phòng cháy rừng hiệu quả.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất