| Hotline: 0983.970.780

Để người dân vùng thiên tai an cư

Thứ Hai 02/10/2023 , 06:00 (GMT+7)

Những khu tái định cư được xây dựng ở vị trí an toàn, cơ sở hạ tầng được đầu tư hoàn thiện đã giúp cho các hộ dân vùng sạt lở yên tâm sinh sống.

Thời gian qua, nhiều khu tái định cư được tỉnh Quảng Nam xây dựng để di dời người dân vùng có nguy cơ ảnh hưởng của thiên tai nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản. Ảnh: L.K.

Thời gian qua, nhiều khu tái định cư được tỉnh Quảng Nam xây dựng để di dời người dân vùng có nguy cơ ảnh hưởng của thiên tai nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản. Ảnh: L.K.

Với 9 huyện miền núi trong đó có 6 huyện miền núi cao, tỉnh Quảng Nam là địa phương thường xuyên xảy ra hiện tượng sạt lở đất mỗi khi vào mùa mưa bão. Thực tế những năm qua cho thấy, những vụ sạt lở nghiêm trọng xảy ra ở các huyện như Nam Trà My, Phước Sơn đã vùi lấp nhiều nhà cửa, lấy đi tính mạng của hàng chục người dân, nhiều người mất tích vẫn chưa được tìm thấy.

Do đó, tỉnh Quảng Nam xác định, di dời người dân ra khỏi vùng có nguy cơ sạt lở để đảm bảo an toàn trước thiên tai là nhiệm vụ cấp bách. Thời gian qua, tỉnh đã có nhiều cơ chế, chính sách để hỗ trợ các địa phương khảo sát địa điểm an toàn, bố trí nguồn ngân sách để xây dựng các khu tái định cư cho người dân. Theo chủ trương này, các huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam đã triển khai thực hiện khá hiệu quả, nhiều khu dân cư mới được hình thành trong sự vui mừng của bà con.

Tại khu dân cư thôn 3 (xã Phước Kim, huyện Phước Sơn) – nơi tái định cư cho 33 hộ dân vùng sạt lở, hàng chục ngôi nhà được dựng lên khang trang. Hệ thống đường giao thông, điện, nước sạch và các công trình phụ trợ khác được đầu tư bài bản. Chính quyền địa phương cũng đã quan tâm đến việc bố trí đất sản xuất để các hộ dân bắt đầu cuộc sống ở nơi ở mới.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam thường xuyên quan tâm, thăm hỏi các hộ gia đình ở những khu tái định cư tránh thiên tai. Ảnh: L.K.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam thường xuyên quan tâm, thăm hỏi các hộ gia đình ở những khu tái định cư tránh thiên tai. Ảnh: L.K.

Ông Hồ Văn Deo (một trong số hộ dân ở khu tái định cư thôn 3) chia sẻ: “Nhà tôi chuyển đến đây cũng được gần 1 năm rồi. Lúc chuyển đi, tôi rất nhớ làng cũ nhưng bây giờ về đây ở cũng quen dần rồi. So với trước đây thì khu dân cư này có điều kiện tốt hơn. Và quan trọng là chúng tôi không còn phải lo sợ sạt lở mỗi khi trời mưa lớn nữa”.

Được biết, những hộ dân như ông Deo khi chuyển đến khu tái định cư thôn 3 được huyện Phước Sơn bố trí khoảng 150m2 đất cùng với 70 triệu đồng để xây dựng nhà ở. Từ năm 2021 đến nay, huyện này đã xây dựng hoàn thiện 6 khu tái định cư và di dời 200 hộ dân bị ảnh hưởng do thiên tai, sạt lở đến nơi an toàn với kinh phí hơn 70 tỷ đồng.

Theo ông Hồ Công Điểm, Phó Chủ tịch UBND huyện Phước Sơn, từ nay đến năm 2025, toàn huyện còn 60 hộ dân cần được di dời, bố trí tái định cư. Hiện nay, địa phương đang tập trung rà soát, lên phương án làm việc với các hộ dân để bố trí kinh phí, đảm bảo di dời các hộ dân đúng quy định và đảm bảo tuyệt đối an toàn tính mạng cũng như tài sản.

Một góc khu dân cư Bằng La, nơi tái định cư cho các hộ dân trong vụ sạt lở đất nghiêm trọng ở xã Trà Leng (Nam Trà My, Quảng Nam). Ảnh: L.K.

Một góc khu dân cư Bằng La, nơi tái định cư cho các hộ dân trong vụ sạt lở đất nghiêm trọng ở xã Trà Leng (Nam Trà My, Quảng Nam). Ảnh: L.K.

Còn ở huyện Nam Trà My, địa phương được biết đến với nỗi đau sạt lở ở Nóc Ông Đề (xã Trà Leng) cũng đang quyết liệt thực hiện việc di dời, sắp xếp lại dân cư. Đến Trà Leng hôm nay, có thể nhận thấy được cuộc sống của người dân bây giờ đã hoàn toàn đổi khác.

Với sự hỗ trợ của chính quyền từ Trung ương đến địa phương, người dân vùng sạt lở Trà Leng được sống trong khu tái định cư Bằng La rộng, thoáng, an toàn. Đây được xem là điểm sáng trong việc hỗ trợ người dân an cư, tránh thiệt hại do thảm họa thiên tai của tỉnh Quảng Nam.

Chị Hồ Thị Nở (khu dân cư Bằng La) cho biết: “Nhờ các cấp chính quyền quan tâm, bây giờ bà con đã có nhà mới sạch, đẹp. Nghĩ lại vụ sạt lở ở làng cũ, giờ về đây chúng tôi rất yên tâm. Ngoài ra, nhà nước còn quan tâm đầu tư xây dựng đường sá thuận lợi, điện thắp sáng nước sạch đầy đủ để phục vụ người dân. Đặc biệt trong khu dân cư này còn có cả trường học mẫu giáo, trạm y tế nên cuộc sống của người dân tốt hơn hồi trước rất nhiều”.

Theo ông Trần Duy Dũng, Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My, đến thời điểm này, trên địa bàn huyện đã di dời 2.890 hộ dân vùng có nguy cơ sạt lở đến 61 khu dân cư mới với tổng kinh phí hơn 167 tỷ đồng. “Hiện giờ cuộc sống của người dân tại đây đã ổn định, cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ để phục vụ nhu cầu thiết yếu của bà con. Trong năm nay, UBND tỉnh Quảng Nam bố trí ngân sách 40 tỷ để xây dựng tiếp các khu tái định cư. Chúng tôi đang gấp rút triển khai thực hiện, dự kiến cuối năm nay sẽ nghiệm thu”, ông Dũng thông tin.

Xem thêm
Ông Đinh Thế Huynh nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

Trao quyết định và tặng hoa, ông Trần Cẩm Tú chúc mừng ông Đinh Thế Huynh đón nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng - phần thưởng cao quý của Đảng.

Trang bị kỹ năng tận dụng phụ phẩm nông nghiệp cho nông dân

Trung tâm Khuyến nông Tây Ninh vừa tổ chức lớp tập huấn về 'Quy trình sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng từ phụ phẩm nông nghiệp địa phương'.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Hơi ấm cộng đồng giúp người dân Lục Yên gượng dậy sau bão

Yên Bái Vượt qua những đau thương, mất mát do thiên tai càn quét, những ngày này chính quyền và người dân ở huyện Lục Yên đang gượng dậy khôi phục sản xuất, dựng lại nhà ở.