| Hotline: 0983.970.780

Đến lượt trụ sở, nhà riêng chủ tịch xã bị phá nát

Thứ Năm 15/03/2012 , 10:18 (GMT+7)

NNVN đã có bài viết phản ánh việc côn đồ hoành hành tại xã Tự Lập, huyện Mê Linh (Hà Nội). Sau khi báo ra, Công an huyện đã vào cuộc và tình hình tạm yên… 1 ngày. Tuy nhiên, đến tối 12/3, một sự cố đáng tiếc khác lại xảy ra. Đó là việc hàng trăm côn đồ đã kéo đến đập phá tan hoang trụ sở UBND xã, sau đó là đến nhà ông Chủ tịch xã.

NNVN đã có bài viết phản ánh việc côn đồ hoành hành tại xã Tự Lập, huyện Mê Linh (Hà Nội). Sau khi báo ra, Công an huyện đã vào cuộc và tình hình tạm yên… 1 ngày. Tuy nhiên, đến tối 12/3, một sự cố đáng tiếc khác lại xảy ra. Đó là việc hàng trăm côn đồ đã kéo đến đập phá tan hoang trụ sở UBND xã, sau đó là đến nhà ông Chủ tịch xã.

>> Nơi côn đồ hoành hành như giặc

Đến trụ sở xã cũng chỉ còn… đống đổ nát

Ghi nhận của PV NNVN, chỉ sau một đêm, tất cả những gì sót lại là cảnh tượng hãi hùng khi trụ sở UBND xã Tự Lập, vốn là 2 dãy nhà 2 tầng và 1 dãy nhà cấp 4, đã bị đập phá tan tành. Những cánh cửa nát bét, bị tháo ra vứt ngổn ngang ở sân. Phòng làm việc của lực lượng công an bị xới tung từ trong ra ngoài, bàn ghế vứt chỏng chơ. Cả hành lang dài hàng chục mét trước dãy nhà cấp 4 giấy tờ, tài liệu phủ trắng xóa. Trưa, giờ tan học của học sinh ngôi trường bên cạnh. Hàng chục học sinh đã ùa vào trụ sở xã, vào phòng làm việc của các lãnh đạo nô đùa trong những đống giấy lộn. 

Hiện trường trụ sở UNBD xã Tự Lập bị đập phá tan tành

Hội trường lớn của UBND xã Tự Lập là nơi bị đập phá ác liệt nhất. Những cây cảnh đã bật gốc, chậu cây vỡ vụn vương vãi khắp nơi. Trong hội trường, hầu hết ghế đã bị phá hỏng. Cửa kính quanh căn phòng cũng bị đập tan tành. Băng rôn, khẩu hiệu bị kéo xuống hết sàn nhà. Ngôi nhà 2 tầng đối diện dãy nhà cấp 4 cũng có chung số phận. Các phòng làm việc đều đã bị đập tung cửa. Gạch đá vương vãi khắp hành lang. Khung cảnh chung của trụ sở UBND xã Tự lập giờ nhếch nhác thê thảm. Những gì sót lại sau một đêm chỉ là ngổn ngang, đổ nát.

Một đêm “hăng say” đập phá dường như vẫn chưa làm đám côn đồ nguôi giận. Vì vậy, ngay từ sáng sớm ngày ngày 13/3, hàng trăm người lại tụ tập vây kín trụ sở UBND xã Tự Lập. Họ tiếp tục buông những lời chửi thề, hăm dọa. Trong khi đó, lãnh đạo xã không có một ai, ngoài mấy người bảo vệ đi lại nhìn đống đổ nát, mặt buồn rười rượi. Những người dân ở đây cho biết, tối ngày 12/3 đã có hàng trăm người đến đây để… trút giận. Chưa bao giờ họ tập trung đông người như vậy. Việc đập phá kéo dài từ 8h tối đến quá nửa đêm. Chỉ đến khi không còn gì để phá nữa lúc đó các đối tượng mới chịu về nhà.

Như kiểu “thừa thắng xông lên”, trong cơn cuồng điên đó, nhà riêng ông Dương Văn Nhạn, Chủ tịch UBND xã Tự Lập trở thành “nạn nhân” thứ 2. Nhà ông Nhạn ở thôn Yên Bài, cách trụ sở UBND xã chừng 1 km. So với trụ sở UNBD xã, nhà ông Nhạn còn bị đập phá khủng khiếp hơn. Khi chúng tôi có mặt tại đây, rất đông người dân vẫn vây quanh nhà ông Chủ tịch để xem… đống tàn tích. Cổng nhà ông Nhạn được lắp đặt hai cánh cửa sắt to đùng thế nhưng tất cả đã bị đập phá tan tành và hai cánh cổng đã bị nhổ đi vứt ở góc sân. 

Nhà ông Nhạn chẳng còn gì sau khi bị đập phá

Bên trong nhà, tất cả mọi vật dụng từ bát đĩa, xoong nồi cho đến những tài sản lớn hơn như máy giặt, ti vi, tủ lạnh, bình nước nóng, tủ, giường… đều hư hỏng nặng. Thậm chí, đến cả phòng ngủ nhà ông Nhạn cũng bị xới tung lên. Hiện ông trưởng thôn đang cắt cử người trông coi nghiêm ngặt sau sự cố. Người nhà ông Chủ tịch đã ẩn náu, duy nhất chỉ có cô con dâu là chị Vũ Thị Duyên trở về nhà sau “đêm kinh hoàng” để cố tìm tòi trong đống đổ nát xem còn lại thứ gì. Thế nhưng “chỉ còn lại duy nhất chiếc quạt và một máy vi tính”, chị Duyên cho biết.

Trưởng thôn cũng vô phương

Trước khi xảy ra vụ việc, tình hình an ninh trật tự tại xã Tự Lập rất nóng. Nhiều vụ đánh chém đã diễn ra, người dân cho rằng tất cả đều do những thanh niên hư hỏng bên thôn Bạch Trữ, xã Tiến Thắng gây ra. Côn đồ lộng hành, người dân sợ hãi và bức xúc. Tuy nhiên, kể từ khi công an huyện Mê Linh vào cuộc thì tình hình ở đây khá ổn.

Thượng tá Nguyễn Ngọc Anh, Phó trưởng công an huyện Mê Linh cho hay: “Tình hình tại hai xã Tiến Thắng và Tự Lập đã cơ bản ổn định. Công an huyện tiếp tục triển khai các nội dung tuyên truyền, vận động, phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Phối hợp với phòng PC 45, Công an hai xã Tự Lập và Tiến Thắng đẩy nhanh tiến độ điều tra, triệu tập các đối tượng nghi vấn để đấu tranh làm rõ. Đồng thời, phối hợp với Đại đội 16 (Trung đoàn Cảnh sát cơ động), Công an hai xã tăng cường tuần tra, kiểm soát phòng ngừa các vụ việc có thể xẩy ra”. Tuy nhiên, không ai ngờ, sự việc lại xảy ra như thế. 

Phòng trưởng công an xã tan hoang

Chị Vũ Thị Duyên, con dâu ông Nhạn bàng hoàng kể lại: “Họ đã bao vây và đập phá nhà tôi dã man. May mà mọi thành viên trong gia đình trốn thoát không thì đã mất mạng”. Được biết, vụ đập phá tối ngày 12/3 gây thiệt hại rất lớn về tài sản nhưng không gây thương vong cho ai. Nhà ông Nhạn ngoài ngôi nhà đang ở bị đập phá thì ngôi nhà đang xây dựng dở ở cạnh đường ven xã cũng bị đốt phá. Rất may, dù dàn giáo bị đốt nhưng ngôi nhà này đã không bị đánh sập.

Tuy nhiên, ông Trần Văn Phú, trưởng thôn Phú Mỹ, xã Tự Lập cho hay, những “dấu hiệu tốt đẹp” trên chỉ tồn tại được hơn 1 ngày. Theo người dân nơi đây, nguyên nhân dẫn đến sự bất bình là do hàng chục thanh niên trong xã Tự Lập bị gọi lên Công an huyện Mê Linh làm việc. Hầu hết quần chúng nhân dân ở đây cho rằng, thanh niên xã Tự Lập chỉ là nạn nhân, “thủ phạm” chính phải là thanh niên hư hỏng bên xã Tiến Thắng. Sau khi nhiều thanh niên phải lên Công an huyện Mê Linh làm việc thì ở nhà, người dân đã hò nhau đập phá để phản đối. Ông Trưởng thôn Trần Văn Phú là một trong những người có uy tín và rất được lòng dân. Thế nhưng, khi xảy ra sự việc đập phá trụ sở UBND xã thì tiếng nói của ông Phú cũng không còn trọng lượng. “Không thể ngăn nổi với lực lượng mỏng bởi có rất nhiều người tham gia”, ông Phú cho biết.

Khi về xã Tự Lập để nắm tình hình, chúng tôi được biết thêm, sau nhiều ngày im hơn lặng tiếng, cũng trong tối 12/3, nhóm côn đồ lại tấn công một người dân trong xã. Nạn nhân là cháu Lỗ Văn Viễn (16 tuổi), xóm 7, thôn Phú Mỹ. Tối ngày 12/3, khi cháu Viễn đang đứng chơi tại cổng nhà mình thì bất ngờ hai đối tượng đi xe máy xuất hiện. Khi đến gần cháu Viễn, tên ngồi sau đã rút phớ ra chém. Rất may, nhờ phát hiện sớm nên cháu Viễn đã tránh được nhát chém của tên côn đồ.

Tất cả những vụ việc xảy ra tại xã Tự Lập đã được Công an TP Hà Nội vào cuộc.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm