| Hotline: 0983.970.780

ĐH Nông nghiệp Hà Nội: Đào tạo thạc sĩ quốc tế về Kinh tế và Xã hội học nông thôn

Thứ Ba 31/08/2010 , 09:47 (GMT+7)

Nằm trong chương trình hợp tác với Cộng đồng các trường Đại học nói tiếng Pháp (Vương quốc Bỉ), lớp đào tạo Thạc sĩ quốc tế về Kinh tế và Xã hội học Nông thôn khóa 2 của Đại học Nông nghiệp Hà Nội (gọi tắt là IMARES) đã chính thức khai giảng.

Tham gia khóa đào tạo năm nay có 12 học viên trong nước và 4 học viên quốc tế (2 học viên Lào, 2 học viên Campuchia) - được tuyển chọn theo 3 tiêu chí: tiếng Anh tối thiểu đạt TOEFL 450 hoặc tương đương, đã trải qua quá trình đào tạo và kinh nghiệm công tác trên các lĩnh vực: Nông nghiệp, Kinh tế và Xã hội học.

Theo GS. Đặng Vũ Bình (ĐH Nông nghiệp Hà Nội), giảng viên được chọn đứng lớp là những GS, TS của các trường Đại học Bỉ, Pháp và Việt Nam hoặc đến từ một số quốc gia trong khu vực (riêng giảng viên Việt Nam, là những người từng được đào tạo tại nước ngoài) với cơ cấu mỗi môn học gồm: 1 giảng viên đến từ Châu Âu, 1 giảng viên ĐH Nông nghiệp Hà Nội và 1 giảng viên trong khu vực. Trước khi 14 học viên lớp đào tạo Thạc sĩ quốc tế về Kinh tế và Xã hội học Nông thôn khóa 2 tựu trường, 17 tân Thạc sĩ đầu tiên của chương trình hợp tác Việt - Bỉ này đã chính thức tốt nghiệp.

Xem thêm
Quốc hội miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ

Chiều 2/5, Quốc hội thống nhất miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021 - 2026, cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV với ông Vương Đình Huệ.

Chủ động với các kiểu thiên tai nguy hiểm giai đoạn chuyển mùa

Bến Tre Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bến Tre có công văn yêu cầu chủ động phòng tránh, ứng phó các kiểu thiên tai giai đoạn chuyển mùa.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

'Vườn treo' Nậm Pồ: Nghị quyết hồi sinh vùng đất khó

Khu nhà màng trồng rau trải dài theo những ngọn đồi nhấp nhô, từng bị bỏ hoang, nay trở thành nguồn cung cấp rau xanh cho hơn 16.000 học sinh của huyện.