| Hotline: 0983.970.780

Di họa từ sân gôn Tam Đảo

Thứ Ba 03/08/2010 , 09:30 (GMT+7)

Những người dân sống trong vùng xả thải của sân gôn Tam Đảo đều quê ở huyện Yên Lạc 30 năm trước lên đây xây dựng vùng kinh tế mới nay họ không còn cơ hội để di dân ra khỏi vùng ô nhiễm của sân gôn Tam Đảo.

Người đàn ông này đang kể tội nguồn nước thải từ sân gôn đổ ra.
Quyết định 1945/QĐ-CT ngày 14/7/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 114.500.000đ về hành vi gây phương hại đến môi trường sống và sức khỏe người dân thôn Sơn Long, xã Hợp Châu, huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc) đối với Cty CP Đầu tư Tam Đảo đã cho thấy những di hoạ từ sân gôn này là không hề nhỏ.

Sân gôn Tam Đảo nằm trên diện tích 160ha thuộc địa phận của 3 xã Hợp Châu, Hồ Sơn và Minh Quang nhưng hệ thống nước thải lại đổ toàn bộ xuống khu vực thôn Sơn Long, xã Hợp Châu- nơi có 200 hộ dân với hơn 1.000 nhân khẩu sinh sống. Ngay từ năm 2004 khi sân gôn Tam Đảo đi vào hoạt động thì nước thải mang theo hóa chất diệt cỏ, thuốc sát trùng và các hóa chất khác từ trong sân gôn không qua xử lý đã trở thành hiểm họa với người dân nơi đây. Ngày 26/7/2010 khi chúng tôi có mặt ở Sơn Long thì 70 giếng nước ăn của thôn không còn sử dụng được vì hóa chất độc hại trong nước thải từ sân gôn ngấm xuống tầng nước ngầm. Tuy vậy các hộ dân ở đây vẫn phải dùng tắm giặt, còn nước ăn phải đi chở về từng can một từ Z195.

Sân gôn Tam Đảo.
Ông Vũ Văn Dần, 61 tuổi trưởng thôn Sơn Long dẫn chúng tôi ra 2 họng xả thải của sân gôn Tam Đảo bức xúc nói: "Chúng tôi đã cảm nhận được sự nguy hại ngay từ khi sân gôn đi vào hoạt động nhưng họ giải thích là đã xử lý độc hại trước khi thải ra môi trường. Chỉ đến khi toàn bộ 70 giếng nước ăn không sử dụng được thì chúng tôi hiểu mình đã bị đầu độc từ mấy năm nay. Hiện thôn Sơn Long có tới 8 người bị chết vì ung thư chỉ trong vòng 2 năm- điều chưa từng có ở xóm núi vốn yên bình trong lành này".

Lý do xử phạt mà UBND tỉnh Vĩnh Phúc đưa ra đối với Cty CP Đầu tư Tam Đảo là không thực hiện các cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt, không giám sát môi trường xung quanh. Hợp đồng chuyển giao chất thải nguy hại chưa đảm bảo, chưa thực hiện báo cáo định kỳ về quản lý chất thải nguy hại. Số tiền phạt mang tính tượng trưng 114.500.000đ chỉ nhằm nhắc nhở Cty thực hiện các cam kết đầu tư, còn ảnh hưởng về sức khỏe, môi trường sống của hơn 1.000 hộ dân ở thôn Sơn Long thì không thể đong đếm được. Anh Nguyễn Văn Thắng 39 tuổi nhà sát cửa thải của sân gôn Tam Đảo cho hay, những ngày qua nhà anh ngập trong nước thải, giếng ăn thì không dùng được nên cả nhà 4 nhân khẩu phải xách can đi mua 50 đến 100 lít nước/ngày.

Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Chủ tịch UBND xã Hợp Châu cho chúng tôi hay: Mùng 6 Tết Canh Dần 5 hệ thống xả thải của sân gôn Tam Đảo thải hàng trăm m3 chất thải độc hại chưa qua xử lý ra kênh mương thủy lợi của xã, người dân bức xúc muốn dựng chướng ngại vật trên các lối đi vào sân gôn để buộc Cty phải chấm dứt xả thải nhưng chúng tôi đã kịp thời ngăn chặn. Điều chúng tôi bất bình là thái độ bất hợp tác của những người đứng đầu Cty quản lý sân gôn. Sở TN- MT đã nhiều lần kiểm tra nhắc nhở nhưng không xử lý dẫn đến việc "nhờn luật" của Cty CP Đầu tư Tam Đảo. Việc Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định xử phạt tuy muộn nhưng cần thiết.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Hạn hán ở Gia Lai gây thiệt hại gần 10 tỷ đồng

Bên cạnh 380ha cây trồng bị thiệt hại do hạn hán, tỉnh Gia Lai còn ghi nhận hàng trăm ha cây trồng khác đang thiếu nước và chưa thể thống kê đủ mức độ thiệt hại.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm