| Hotline: 0983.970.780

Đi lại ở Hà Nội ra sao sau ngày 6/9?

Thứ Bảy 04/09/2021 , 19:11 (GMT+7)

Hà Nội xây dựng phương án tổ chức giao thông đi lại giữa các vùng trong thời gian giãn cách xã hội bắt đầu từ 6h ngày 6/9 đến 6h ngày 21/9.

Bản đồ bố trí chốt kiểm soát tại các phân vùng chống dịch của Hà Nội. Ảnh: Sở Giao thông Vận tải Hà Nội.

Bản đồ bố trí chốt kiểm soát tại các phân vùng chống dịch của Hà Nội. Ảnh: Sở Giao thông Vận tải Hà Nội.

Ngày 4/9, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã xây dựng phương án tổ chức giao thông đi lại giữa các vùng trong thời gian giãn cách xã hội bắt đầu từ 6h ngày 6/9 đến 6h ngày 21/9.

Cụ thể, đối với người và phương tiện tham gia giao thông (đối tượng “được phép mới ra đường”) đi từ vùng 1 ra vào vùng 2 và ngược lại thông qua 6 chốt, gồm: cầu Thăng Long, cầu Nhật Tân, cầu Long Biên, cầu Chương Dương, cầu Vĩnh Tuy, cầu Thanh Trì.

Với người và phương tiện tham gia giao thông (đối tượng “được phép mới ra đường”) đi từ vùng 1 ra vào vùng 3 và ngược lại thông qua các chốt: Cống Liên Mạc, cầu Diễn, cầu Xuân Phương, cầu Ngà, cầu sông Đáy, cầu An Lạc, cầu 72II, cầu Cù Sơn, cầu Tân Phú, cầu Mai Lĩnh, Ngã ba đê Tả Đáy, cầu Thạch Bích, cầu Khe Tang, cầu Qua, cầu Quán Gánh, Ngã ba đê Hữu Hồng - trạm bơm Hồng Vân.

Người và phương tiện tham gia giao thông lưu thông từ vùng 1 sang vùng 3 và ngược lại không được phép lưu thông qua 27 vị trí chốt cứng.

Tại các chốt kiểm soát, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội bố trí hệ thống biển báo giao thông, bao gồm biển chốt kiểm dịch, biển luồng xanh, biển hạn chế tốc độ, biển báo hướng dẫn giao thông từ xa...

Đặc biệt, để bảo đảm an toàn giao thông tại các vị trí chốt trên tuyến đường có tốc độ phương tiện lưu thông cao, Sở bổ sung gờ giảm tốc, chóp nón.

Chốt ở chân cầu Nhật Tân là một trong sáu chốt đi lại giữa vùng 1 và vùng 2.

Chốt ở chân cầu Nhật Tân là một trong sáu chốt đi lại giữa vùng 1 và vùng 2.

Trước đó, UBND TP. Hà Nội đã ban hành Chỉ thị 20, từ ngày 6/9 thành phố thiết lập ba phân vùng chống dịch.

Vùng 1 (vùng đỏ, nhiều trường hợp nguy cơ cao) gồm 10 quận, huyện: Tây Hồ, Ba Đình, Cầu Giấy, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hà Đông, Hoàng Mai, Thanh Trì; và một phần địa giới hành chính 5 quận, huyện: Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín.

Vùng 2 gồm toàn bộ địa giới hành chính của 5 quận, huyện: Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh.

Vùng 3 là toàn bộ địa giới hành chính của 10 quận, huyện: Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ, Đan Phượng, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Phú Xuyên; và một phần của 5 quận, huyện của phân vùng một: Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín.

Xem thêm
Ông Bùi Xuân Diệu làm Giám đốc Sở NN-PTNT Ninh Bình

Ông Bùi Xuân Diệu, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Kim Sơn được Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Ninh Bình.

Ngành NN-PTNT khu vực ĐBSCL đạt và vượt nhiều chỉ tiêu

ĐBSCL Ngày 14/11, tại cảng Du thuyền TP Mỹ Tho diễn ra hội nghị tổng kết thi đua các khối Sở NN-PTNT vùng ĐBSCL lần thứ VIII năm 2024.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

WWF-Việt Nam cam kết giúp giảm rác thải nhựa, đưa TP.Huế trở thành đô thị xanh

WWF-Việt Nam sẽ phối hợp triển khai, tiếp tục dự án giảm rác thải nhựa đến năm 2025, hứa hẹn tạo thêm cơ hội cho TP. Huế phát triển thành đô thị xanh và bền vững.