| Hotline: 0983.970.780

Đi tìm giải pháp giảm thiểu ô nhiễm hệ thống thủy lợi An Kim Hải

Thứ Tư 16/12/2020 , 20:18 (GMT+7)

Trước tình trạng ô nhiễm diễn ra phức tạp trên hệ thống thủy lợi An Kim Hải, Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường đã có một số giải pháp đề xuất...

Kết quả quan trắc chất lượng qua các đợt lấy mẫu năm 2020 của Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường cho thấy, chất lượng nước trong hệ thống thủy lợi (HTTL) An Kim Hải vẫn diễn ra khá phức tạp, các nguồn gây ô nhiễm vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ trước khi thải vào kênh, sông của hệ thống.

Đoàn công tác của Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường làm việc với đơn vị quản lý hệ thống. Ảnh: HG

Đoàn công tác của Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường làm việc với đơn vị quản lý hệ thống. Ảnh: HG

Trước tình trạng ô nhiễm và những tồn tại ở hệ thống, Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường đã đưa ra một số giải pháp đề xuất như: cần giám sát chặt chẽ sự tuân thủ của các khu đô thị mới trong việc quy hoạch và xây dựng hệ thống thoát nước thải tách riêng hệ thống thoát nước mưa và xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Cùng đó, cần thực hiện điều tiết tưới tiêu để giảm thiểu ô nhiễm trong công trình thủy lợi (CTTL) An Kim Hải. Công ty TNHH một thành viên KTTC thủy lợi An Hải phối hợp với xí nghiệp thủy nông huyện Kim Thành thực hiện một số biện pháp trong điều tiết tưới tiêu để giảm thiểu ô nhiễm nước trong HTTL.

Cụ thể, cần tiến hành mở cống Quảng Đạt và Bằng Lai để lấy nước đầu nguồn nhằm pha loãng nồng độ ô nhiễm, nguồn nước ô nhiễm bị đẩy lùi về phía cuối hệ thống. Mở các cống tiêu cuối hệ thống, tạo dòng chảy để giảm ô nhiễm. Vào những thời điểm nước trên sông Lạch Tray, sông Cấm cao công ty có thể linh hoạt mở các cống Song Mai và cống Phi Thường để lấy nước bổ sung thau rửa hệ thống.

Ngoài ra, cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát và xử phạt các cơ sở sản xuất gây ra ô nhiễm; Xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường. Thành lập tổ, đội quản lý về môi trường nước trong công ty KTCTTL bao gồm các cán bộ có chuyên ngành về môi trường. Trong tổ đội cần có các trang thiết bị cần thiết như các máy móc về quan trắc chất lượng nước và có kinh phí cho việc giám sát chất lượng nước thường xuyên.

Tổ này có trách nhiệm tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng tham gia trong kiểm soát môi trường nước trong hệ thống CTTL. Mục tiêu của tổ là: Tăng cường Quản lý của các đơn vị khai thác CTTL và các đơn vị liên quan trong các hoạt động kiểm soát chất lượng nước, kiểm soát nguồn thải, thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ và khắc phục tình trạng ô nhiễm nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh và các ngành kinh tế

Bên cạnh đó, tăng cường xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho các khu dân cư tập trung, các làng nghề nhằm xử lý nước thải trước khi cho thải xuống hệ thống CTTL. Tiếp tục điều tra thu thập và giám sát các nguồn thải, chất lượng nước hàng năm nhằm tìm ra nguyên nhân gây ô nhiễm nước cho hệ thống CTTL.

Bà Phí Thị Hằng, Chủ nhiệm đề tài “Giám sát, dự báo chất lượng nước trong hệ thống công trình thủy lợi An Kim Hải, phục vụ lấy nước sản xuất nông nghiệp” của viện cho biết, với kết quả giám sát và dự báo thường xuyên của Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường cung cấp hàng tuần, nhất là kết quả dự báo được cập nhật trên trang Wed của Tổng Cục Thủy lợi đã giúp cho Tổng Cục Thủy lợi kịp thời chỉ đạo điều các Công ty TNHH MTV khai thác Công trình thủy lợi An Hải, Xí nghiệp thủy nông Kim Thành vận hành hệ thống phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, phục vụ cho cấp nước sinh hoạt cho thành phố Hải Phòng.

Công tác lấy mẫu và đo một số chỉ tiêu thực địa tại hệ thống thủy lợi An Kim Hải. Ảnh: HG

Công tác lấy mẫu và đo một số chỉ tiêu thực địa tại hệ thống thủy lợi An Kim Hải. Ảnh: HG

Khi nhận được kết quả cảnh báo, dự báo và kết quả thực đo về chất lượng nước Công ty TNHH một thành viên khai thác Công trình thủy lợi An Hải cũng như Xí nghiệp Kim Thành đều có những hành động chuyển biến tích cực và kịp thời

Kết quả giám sát, dự báo chất lượng nước thường xuyên của dự án đã giúp xây dựng bộ cơ sở dữ liệu, hiệu chỉnh mô hình dự báo chất lượng nước cho hệ thống công trình thủy lợi ngày càng hoàn thiện, giúp cho nâng cao mức độ tin cây trong dự báo diễn biến chất lượng nước theo các kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Ngoài ra kết quả quan trắc còn phục vụ công tác nghiên cứu các giải pháp tổng thể giảm thiểu ô nhiễm của địa phương và kiến nghị giải pháp quản lý vận hành, cải tạo công trình trong quản lý chất lượng nước.

Xem thêm
Người mở đầu cho nông nghiệp công nghệ cao ở Thụy Lâm

Ông Nguyễn Đình Chung (xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, TP Hà Nội) năm nay đã gần 70 tuổi nhưng cử chỉ, phong thái còn nhanh nhẹn và giọng nói vẫn mạnh mẽ.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Xử lý triệt đề gian lận trong quản lý mã số vùng trồng dừa

Một trong những vấn đề cần giải quyết triệt để hiện nay là tình trạng mua bán mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói trong ngành dừa và nông sản.