Năm 2010 và nửa đầu năm 2011 giá tôm thương phẩm tăng vọt, cao nhất từ trước tới nay. Vì vậy việc đầu tư, mở rộng nuôi tôm một cách tự phát diễn ra rộng khắp các tỉnh ven biển khu vực ĐBSCL.
Đi kèm với lợi nhuận thì người nuôi tôm cũng phải đối phó với nhiều rủi ro phía trước, dịch bệnh phát sinh ngày càng phức tạp. Trong khi đó một bộ phận nông dân lại không tuân theo quy trình khoa học được khuyến cáo, nên làm trầm trọng hơn tình hình nuôi tôm. Minh chứng rõ nhất là thời gian vừa qua, xuất hiện một loại bệnh dịch làm tôm chết hàng loạt khiến người dân tại các tỉnh từ Long An đến Cà Mau hoang mang, lo lắng.
Trước những khó khăn cấp bách của người nuôi tôm rất nhiều nhà khoa học, chính quyền các cấp đã vào cuộc nhằm tìm hiểu, xác định nguyên nhân gây nên “đại dịch” và tìm giải pháp phòng ngừa hữu hiệu đối với dịch bệnh này. Bằng các biện pháp phân tích mô học, PCR, cấu trúc phân tử ở những mẫu tôm bị bệnh bước đầu đã xác định được một số tác nhân gây tôm chết hàng loạt: Đó là do vi bào tử Enterocytozoon Hepatopenaei ký sinh trên gan tôm, vi rút, vi khuẩn Gamma - Proteobacteria gây hoại tử gan.
Mặc dù chưa có kết luận chính thức tác nhân nào là chính nhưng theo các nhà khoa học có thể 2- 3 tác nhân cùng lúc tấn công làm tôm chết nhanh và chết ở mọi giai đoạn trong quá trình nuôi. Mặt khác yếu tố thời tiết biến động cùng với tập quán nuôi tôm theo quy trình truyền thống, sử dụng các dòng sản phẩm thuốc thủy sản lâu nay đã khiến cho các tác nhân gây bệnh “lờn” thuốc. Do đó việc xử lý môi trường, cho tôm ăn các sản phẩm mà tác nhân gây bệnh đã kháng thuốc sẽ làm giảm tác dụng phòng ngừa dịch bệnh.
Để giảm thiểu khó khăn cho bà con nuôi tôm, gần đây các nhà khoa học cùng doanh nghiệp đã cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu và xây dựng các quy trình phòng ngừa dịch bệnh mới trong nuôi tôm. Cty NC & SX Đất Việt là một trong số các DN đã sớm đưa ra quy trình phòng bệnh tổng hợp cho bà con nuôi tôm. Quy trình được thử nghiệm vào giữa năm 2010, đến nay được nhiều bà con tại một số địa bàn trọng điểm về dịch bệnh như Bạc Liêu, Cà Mau… áp dụng, bước đầu đem lại nhiều thành công. Đây là cơ sở để Cty hợp tác cùng các nhà nông nhân rộng quy trình mới về phòng ngừa dịch bệnh lạ trong nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng.
Anh Phan Hai, đại diện bộ phận nghiên cứu kĩ thuật của Cty cho biết: Việc xử lý môi trường ban đầu trong nuôi tôm có thể nói là khâu quan trọng nhất. Xử lí môi trường ban đầu gồm 2 giai đoạn, thứ nhất là sử dụng các hóa chất, các chế phẩm để diệt các vật chủ trung gian mang mầm bệnh như cua, còng, cá tạp... Sau đó đến giai đoạn diệt vi rút, vi khuẩn, vi bào tử bằng các loại hóa chất hiệu quả như các dòng Chlorin hỗn hợp, Super Clo… Trước khi thả nuôi bà con cần đưa tôm giống đến các cơ sở đủ điều kiện để xét nghiệm các tiêu chuẩn vi rút hoại tử gan, vi bào tử trùng, vi rút đốm trắng…
Năm 2011 ngành thủy sản Việt Nam đưa ra mục tiêu xuất khẩu đạt 5,3 tỷ USD, trong đó xuất khẩu tôm đạt 2,1 tỷ USD. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trên, việc cần làm ngay bây giờ giúp bà con ổn định tâm lí để sản xuất.
Trong quá trình nuôi phải quản lí chặt chẽ môi trường tránh chim, cò, chuột qua lại từ ao dịch bệnh sang ao chưa bệnh. Đặc biệt người nuôi tôm cần có ý thức cộng đồng giúp đỡ nhau dập dịch khi bệnh mới bùng phát, tránh để lây lan, phát tán ra toàn vùng. Trong nuôi tôm, yếu tố con giống giúp 30% thành công, 50% nhờ sử dụng các sản phẩm thuốc xử lý, chế phẩm sinh học, dinh dưỡng phù hợp với đặc điểm môi trường tại ao nuôi, còn lại nhờ yếu tố thời tiết, cách quản lý của người nuôi.
Tình hình hiện nay vẫn đang trong giai đoạn diễn biến phức tạp, do đó khâu đầu tiên mà bà con nuôi tôm cần thực hiện là tìm hiểu kỹ về diễn biến dịch bệnh và tìm cho mình các dòng sản phẩm thuốc thủy sản có chất lượng, các quy trình phòng ngừa dịch bệnh hiệu quả. Đồng thời các ngành chức năng trung ương và địa phương cần có các cơ chế, chính sách khuyến khích các DN nghiên cứu tìm ra các quy trình mới, các sản phẩm mới thay thế các dòng sản phẩm cũ đã gây kháng thuốc đối với những tác nhân gây bệnh để sớm áp dụng vào thực tiễn sản xuất.
QUY TRÌNH TRỊ BỆNH TỔNG HỢP 1. BỆNH DO MÔI TRƯỜNG: - Bệnh phát sáng, tảo đỏ, tảo sợi, tảo lam: Sử dụng VIRKON 100ml/1.000 m3 - Bệnh đóng vôi, khói đèn, rong nhớt: Sử dụng VIRKON 150ml/1.000 m3 - Bệnh nước xanh đen, đáy dơ: Sử dụng BZT BIO CLEAR 200g/1.000 m3 - Bệnh nổi đầu do khí độc NH3, H2S, Oxy: Sử dụng YUCCA DEORASE 150ml/1.000 m3 kết hợp oxy viên 2kg/1.000 m3 - Bệnh nước đục phù sa, lợn cợn, đóng phèn: Sử dụng SUPER TST 1kg/1.000 m3 - Bệnh khó gây màu nước: Sử dụng men tảo giả COLORS 100g/1.000 m3 2. BỆNH DO VI KHUẨN: - Bệnh phân trắng, phân lỏng, gan tụy yếu: Sử dụng LACTO BACILLUS 2- 5g/kg thức ăn. - Bệnh đứt râu, sâu đuôi, mòn phụ bộ, đen mang, sưng mang: Sử dụng VIRKON 150ml/1.000 m3 trộn với khoáng tạt SUPER PREMIX 1kg/1.000 m3 trước khi đánh xuống ao. 3. BỆNH DO DINH DƯỠNG: - Tôm chậm lớn, còi cọc, mềm vỏ, màu xanh da trời: Sử dụng POTAMIN 1-3g/kg thức ăn kết hợp cho ăn thêm TAMIN CA/P 4-6ml/kg thức ăn. 4. BỆNH DO VI RÚT: - Bệnh đốm trắng đỏ thân, hoại tử gan, Taura: Hiện nay chưa có thuốc đặc trị, chủ yếu phòng bệnh, cần quản lý môi trường chặt chẽ, tôm giống xét nghiệm khi mua, cho tôm ăn các loại thảo dược tăng cường sức đề kháng như Diệp hạ châu, cây Bá bệnh. 5. BỆNH DO NẤM, KÝ SINH TRÙNG: - Bệnh đóng rong nhớt, đen mang: Sử dụng BZT EM POWER 150ml/1.000 m3 - Bệnh vi bào tử trùng: Chưa có thuốc đặc trị, chủ yếu phòng bệnh là chính cần xử lý ban đầu kỹ lưỡng diệt cua còng, cá tạp CLO CUP 200ml/1.000 m3, diệt vi bào tử, vi rút SUPER CLO 1lít/1.000 m3, tôm giống xét nghiệm trước khi thả, định kỳ diệt ký sinh trùng, vi bào tử bằng VIRKON 100ml/1.000 m3.