| Hotline: 0983.970.780

Dịch cúm gia cầm bùng phát

Thứ Sáu 14/02/2014 , 10:05 (GMT+7)

Những ngày sau tết tình hình dịch cúm gia cầm ở một số tỉnh trong vùng ĐBSCL như Long An, An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ… diễn biến phức tạp.

Những ngày sau tết tình hình dịch cúm gia cầm ở một số tỉnh trong vùng ĐBSCL như Long An, An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ… diễn biến phức tạp. Đã có một số ổ dịch ở các địa phương bùng phát, nhưng cảnh mua bán gia cầm vẫn diễn ra một cách bình thường.

Ông Lưu Phước Hậu, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y TP Cần Thơ, cho biết: Các ổ dịch bùng phát từ một vài cơ sở chăn nuôi tại gia đình, chỉ riêng xã Tân Thới, huyện Phong Điền có 2 ổ dịch, nhưng chưa lây lan trên diện rộng.

Cán bộ thú y và UBND các quận, huyện khống chế, quản lý tốt dịch bệnh; đồng thời được sự đồng ý của chính quyền địa phương có xảy ra dịch, Ban chỉ đạo phòng chống dịch TP Cần Thơ chưa công bố dịch.

Cũng theo ông Hậu, năm nay thời tiết trở lạnh, kéo dài bất thường tạo điều kiện cho virus cúm gia cầm phát sinh, phát triển xâm nhập vào gia cầm gây bệnh. Vaccin hiện nay đang sử dụng có hiệu quả đối virus H5N1 nhánh 1.1 và 2.3.2.1A, nếu virus gây bệnh thuộc nhóm khác (2.3.2.1B, 2.3.2.1C) thì không tạo được miễn dịch bảo hộ cho gia cầm tiêm phòng. Theo xác nhận của Cục Thú y thì TP Cần Thơ chỉ có virus H5N1 nhánh 1.1 lưu hành. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng gia cầm bệnh nhiễm virus nhánh khác, nhất là nhánh 2.3.2.1C đã có ở Vĩnh Long, Trà Vinh, Tiền Giang, Cà Mau, Sóc Trăng.


Tiêm phòng cho gia cầm ở TP Cần Thơ

Hiện nay tại TP Cần Thơ đã gởi 5 mẫu bệnh phẩm tại 5 ổ dịch nêu trên xác định nhánh virus gây bệnh; trong đó có 1 mẫu gởi cơ quan thú y vùng VI xác định và sẽ có kết quả trong khoảng 12 ngày tới.

Chi cục đang chờ kết quả xác định nhánh virus gây bệnh để có cơ sở xác định nguyên nhân gây bệnh và hướng sử dụng vaccine trong thời gian tới; đồng thời bên cạnh đó tổ chức tuyên truyền trên đài phát thanh xã, huyện, phối hợp ngành Y tế để thông báo tình hình dịch bệnh, hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên đàn gia cầm và trên người cho người dân xã có dịch.

Tiêu huỷ toàn bộ số gia cầm ở cơ sở chăn nuôi có dịch. Điều tra và ghi nhận về dịch tễ học tại ổ dịch; tổ chức tiêu độc toàn xã có dịch; kết hợp việc kiểm tra tình hình chăn nuôi, dịch bệnh tại khu vực có ổ dịch và toàn xã có dịch. Đồng thời lập chốt kiểm dịch kiểm soát việc mua bán, vận chuyển gia cầm và sản phẩm gia cầm tại vùng dịch.

Chi cục thú y đã thông báo dịch bệnh, hướng dẫn và yêu cầu các trạm thú y khẩn trương thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại các quận, huyện chưa có dịch; triển khai các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định và đã khống chế được dịch bệnh, không để dịch lây lan diện rộng, hạn chế thiệt hại do dịch gây ra.

Dù tình hình diễn ra dịch cúm gia cầm trên địa bàn TP Cần Thơ xảy ra phức tạp, nhưng tình hình buôn bán gia cầm vẫn diễn ra rất bình thường. Sáng ngày 13/2 PV báo NNVN có mặt tại khu chợ gà, vịt bên chân cầu Bà Bộ nằm trên QL 91B nối liền giữa quận Ninh Kiều và Bình Thủy, người dân bày bán gia cầm sống “lộ thiên”.

Theo ghi nhận của chúng tôi nơi đây có hơn 25 chổ vựa bán gia cầm sống nằm cập QL 91B, đa số nguồn gia cầm này được mua từ nhiều tỉnh thành ở ĐBSCL đưa về và không qua kiểm dịch. Chính vì vậy khu chợ này là nơi tiềm ẩn nguy cơ phát tán dịch lây sang người tiêu dùng bất cứ lúc nào.

Trong khi đó tại An Giang, sau Tết Nguyên đán, hoạt động buôn bán gà sống trên đại bàn tỉnh An Giang vẫn diễn ra bình thường như không hề có dịch. Tại các chợ đều phục vụ làm thịt gà tại chỗ với giá 15.000 đồng/con, các quầy bán và làm thịt gà đều nằm gần các điểm bán thức ăn sẵn, càng làm tăng nguy cơ lây lan virus cúm gia cầm.

Trên đường Nguyễn Huệ có một điểm bán chim én cho những người đi lễ chùa đầu năm mua thả phóng sinh. Số chim này được người dân mang từ Năng Gù xuống chợ Long Xuyên để bán, không ai đảm bảo là không mang theo virus cúm A/H5N1 hoặc cúm A/H7N9, là hai chủng virus cúm rất nguy hiểm hiện nay.

Tại Long An, Chi cục thú y tỉnh Long An cho biết, từ ngày mùng 1 Tết đến nay, lực lượng thú y cơ sở đã kiểm tra phát hiện ba hộ chăn nuôi gà ở các huyện Tân Trụ, Châu Thành, Cần Đước (Long An) có hiện tượng gà chết rải rác với khoảng 8.000 con. Ngành thú y đã phối hợp với cơ quan chức năng, UBND các huyện có gia cầm chết tập trung xử lý theo đúng quy định, tiến hành tiêu độc, khử trùng chuồng trại những hộ có gia cầm chết, lấy mẫu huyết thanh xét nghiệm để xác định nguyên nhân.

Trước đó, tại Đồng Tháp là nơi đầu tiên ở ĐBSCL xảy ra ca tử vong do nhiễm A/H5N1, UBND tỉnh đạo Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp phối hợp với các địa phương và các ngành có liên quan khẩn trương triển khai các biện pháp phòng, chống dịch cúm A/H5N1. Vào cuối tháng 1/2014, tỉnh Đồng Tháp có một nạn nhân đầu tiên tử vong vì nhiễm vi-rút cúm trên. Ngay sau đó, những người tiếp xúc với nạn nhân đã được lấy mẫu bệnh phẩm để kiểm tra và cách ly, khu vực gần nơi nạn nhân sinh sống được phun thuốc khử trùng.

Dịch cúm gia cầm bùng phát là nỗi lo van đang báo động, Chi cục thú y các địa phươnng đã phân công cán bộ bám sát địa bàn, chủ động tiêm phòng đàn gia cầm, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân trong phòng, chống dịch bệnh.

Xem thêm
Xuất khẩu lô thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo

BẮC NINH Công ty CP Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, thuộc Hùng Nhơn Group vừa tổ chức Lễ xuất khẩu lô hàng thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo.

Có một ngôi làng Nam bộ bên dòng sông Thu Bồn

QUẢNG NAM Trồng đủ các loại cây trái có giá trị, kinh tế vườn giúp cho hơn 80% hộ dân ở làng Đại Bình thu nhập từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Năng suất sắn tăng 30 - 50% nhờ tưới tiết kiệm

Tại Tây Ninh, áp dụng tưới tiết kiệm đã giúp cây sắn tăng năng suất từ 30 - 50% (đạt 40 - 50 tấn/ha), giảm 40% lượng nước tưới so với tưới tràn.