| Hotline: 0983.970.780

Dịch tả lợn Châu Phi đã vào miền Nam

Thứ Hai 06/05/2019 , 17:42 (GMT+7)

2 huyện Trảng Bom và Nhơn Trạch thuộc tỉnh Đồng Nai vừa công bố dịch tả lợn (heo) Châu Phi (ASF) trên địa bàn. 

Chuẩn bị hóa chất để tiêu độc, khử trùng

Ngày 4/5, UBND huyện Trảng Bom (Đồng Nai) đã ra quyết định Công bố dịch đối với Dịch tả heo Châu Phi trên địa bàn xã Đồi 61, huyện Trảng Bom, từ ngày 25/4/2019. Cụ thể, công bố dịch bệnh Dịch tả heo Châu Phi tại địa bàn ấp Tân Đạt, xã Đồi 61. Vùng bị dịch uy hiếp là trong phạm vi 3 km xung quanh ổ dịch , gồm xã Đồi 61 và một phần xã Tây Hòa. Vùng giám sát dịch bệnh trong phạm vi 10 km xung quanh ổ dịch, gồm các xã, thị trấn còn lại của huyện Trảng Bom.

UBND huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) cũng vừa Công bố dịch đối với Dịch tả heo Châu Phi trên địa bàn xã Phước Thiển, huyện Nhơn Trạch từ ngày 2/5/2019. Theo đó, các vùng dịch trên địa bàn  huyện Nhơn Trạch được xác định như sau: Vùng dịch là xã Phước Thiển; vùng uy hiếp bán kính 3 km, bao gồm xã Phước Thiển, xã Hiệp Phước và xã Phú Hội; vùng giám sát là các xã còn lại của huyện Nhơn Trạch.

Phun hóa chất khử trùng phương tiện ra vào vùng dịch

Theo các nguồn tin của Báo NNVN, ổ dịch đầu tiên xuất hiện tại Đồng Nai là tại một hộ chăn nuôi thuộc ấp Tân Đạt, xã Đồi 61 (Trảng Bom) vào ngày 24/4, với tổng đàn 268 con. Qua kiểm tra dịch tễ, ghi nhận hộ này có sử dụng tinh của một hộ chăn nuôi trên địa bàn xã Bình Minh. Ngày 26/4, các cơ quan chức năng của Đồng Nai kiểm tra hộ cung cấp tinh ở xã Bình Minh có tổng đàn 468 con heo, ghi nhận đàn heo có triệu chứng lâm sàng. Kết quả xét nghiệm bệnh phẩm của 2 hộ chăn nuôi nói trên đều dương tính với ASF. Toàn bộ số heo này đã bị tiêu hủy.

Tại huyện Nhơn Trạch đã phát hiện có 2 hộ chăn nuôi có triệu chứng ASF. Cụ thể, một hộ chăn nuôi có tổng đàn 26 con ở xã Phước Thiển và một hộ nuôi 3 con heo nái ở xã Hiệp Phước. Toàn bộ số heo bệnh đã bị tiêu hủy vào ngày 30/4.

Nhằm ngăn chặn và hạn chế tối đa dịch tả heo Châu Phi đang xâm nhập vào tỉnh Đồng Nai, những ngày qua, các chốt kiểm dịch tuyến đầu giáp ranh với 2 tỉnh Lâm Đồng và Bình Thuận đang được các ngành chức năng tỉnh Đồng Nai phối hợp siết chặt kiểm tra, kiểm soát nguồn heo ra vào tỉnh 24/24 giờ.

Phun hóa chất khử trùng tại  xã Bình Minh, Trảng Bom

Theo ông Huỳnh Tấn Phát, Phó chi cục trưởng Chi cục Thú y và Chăn nuôi TP HCM, hiện TP chưa phát hiện các trường hợp bệnh Dịch tả lợn châu Phi. Tuy nhiên, nguy cơ lây nhiễm, xâm nhập vào đàn heo của thành phố là rất cao. 

Để chủ động phòng, chống ASF xâm nhập và lây lan trên địa bàn TP, Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP HCM đã có buổi làm việc với Chi cục Chăn nuôi Thú y tỉnh Đồng Nai để thống nhất một số biện pháp phối hợp trong phòng chống dịch.

Cụ thể, thiết lập kênh trao đổi cập nhật thường xuyên diễn biến dịch bệnh đặc biệt là ASF giữa lãnh đạo 2 Chi cục để phối hợp kiểm soát nguồn heo nhập về TP giết mổ đảm bảo đúng quy định. Thống nhất tuyến đường vận chuyển heo từ Đồng Nai xuất về TP giết mổ chỉ được đi qua 2 tuyến đường là quốc lộ 1A và 1K, trình phúc kiểm, tiêu độc khử trùng tại Trạm Kiểm dịch động vật Thủ Đức và Xuân Hiệp.

Rải vôi phòng dịch tại xã Bình Minh, Trảng Bom, Đồng Nai

Các trường hợp xuất heo về các tỉnh miền ĐBSCL, nếu chủ hàng có nhu cầu đi tuyến Cao tốc Long Thành - Dầu Giây phải đăng ký ghi rõ tuyến đường vận chuyển trên giấy chứng nhận kiểm dịch.

Không cấp giấy kiểm dịch xuất sản phẩm thịt heo từ các cơ sở giết mổ thuộc vùng dịch, tăng cường kiểm tra đối với các cơ sở giết mổ tại các xã thuộc vùng uy hiếp, vùng giáp sát có xuất nguồn thịt heo về thành phố tiêu thụ.

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm