| Hotline: 0983.970.780

Dịch tả lợn Châu Phi: Hải Phòng căng sức

Thứ Sáu 08/03/2019 , 08:45 (GMT+7)

Một lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Thủy Nguyên cho biết, với đặc thù chăn nuôi chủ yếu là nhỏ lẻ, cộng hệ thống đường giao thông, kênh rạch chằng chịt như tại Thủy Nguyên thì việc chống dịch tả lợn Châu Phi hiện nay là rất khó

Báo cáo tại buổi kiểm tra làm việc của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường ngày 2/3, UBND TP Hải Phòng cho biết tính đến ngày 2/3, bệnh dịch tả lợn Châu Phi đã xảy ra tại 5 xã thuộc 2 huyện. Nhưng chỉ 4 ngày sau chúng tôi quay lại, số xã mắc dịch tả lợn Châu Phi của Hải Phòng đã tăng lên 16 xã thuộc 3 huyện, trong đó nặng nhất là Thủy Nguyên có tới 11 xã có dịch và chưa có dấu hiệu dừng lại.

15-01-16_chot-kiem-dich-hi-phong
Một chốt kiểm dịch đi vào xã Chính Mỹ, huyện Thủy Nguyên (Ảnh: TH)

Đặc biệt, ngày 6/3 chúng tôi về Chính Mỹ, huyện Thủy Nguyên, xã đầu tiên nhiễm dịch tả lợn Châu Phi tại Hải Phòng công bố ngày 22/2 thì đến thời điểm hiện tại, dịch đã lan rộng ra toàn bộ 12/12 thôn với số lượng lợn tiêu hủy hàng chục tấn.

Chúng tôi đến trụ sở UBND xã Chính Mỹ đúng lúc ông Trần Văn Dương, Phó Chủ tịch UBND xã Chính Mỹ vừa đi chôn lợn dịch về tới cửa phòng. Việc pha trà của ông Dương liên tục gián đoạn bởi các cuộc diện thoại của người dân, trưởng thôn, rồi cán bộ huyện, cán bộ thú y báo cáo bùng phát ổ dịch mới cũng như đề nghị cập nhật số liệu.

Không giấu diếm, ông Dương thừa nhận, thời gian này các anh em cán bộ phụ trách lĩnh vực thống kê, tiêu hủy lợn do dịch tả lợn Châu Phi gần như kiệt sức, không đủ người để đi chôn lợn. Không đâu xa ngay trong ngày 5/3 ông Dương cho biết xã phải xử lý chôn gần 10 tấn lợn, trong đó có những con lợn nái to và nặng lên tới vài tạ phải huy động máy xúc mới cân và chuyển đi chôn được.

Do lợn chết được báo lên xã quá nhiều nên những ngày này ông Dương khi nhận được thông tin trước mắt chỉ biết đề nghị chủ hộ chăn nuôi tiến hành đào hố sẵn, đợi lực lượng chức năng đến kiếm tra, lấy mẫu, cân đong, lập danh sách để sau này có căn cứ hỗ trợ nên có những hộ lợn chết phải sang ngày hôm sau mới huy động được người chôn.

Cùng Phó Chủ tịch xã Chính Mỹ Trần Văn Dương vào kiểm tra hộ ông Đỗ Văn Lai thôn 12 khi ông vừa báo cáo trong đàn có con lợn đang bị ốm. Khi chúng tôi đến con lợn choai tầm 25kg đang co giật đúng biểu hiện lâm sàng của việc mắc tả lợn Châu Phi, ngay bên cạnh những con lợn khác với vẻ mệt mỏi nằm yên một chỗ mặc dù thấy người đến.

Ông Lai cho biết, hôm các hộ chăn nuôi bên cạnh bị dương tích dịch tả Châu Phi cán bộ thú y tới lấy mẫu xét nghiệm đều âm tính, nhưng nay bỗng dưng lợn lăn đùng ra ốm và chết rất nhanh. Quả thực, với việc chăn nuôi nhỏ lẻ chuồng hở ngay cạnh đường, kinh nghiệm kiến thức có phần hạn chế trong khi xung quanh rất nhiều hộ chăn nuôi khác đã có lợn nhiễm bệnh thì việc những hộ chăn nuôi như ông Lai bị nhiễm dịch tả lợn Châu Phi chỉ là vấn đề thời gian.

15-01-16_dn-lon-gi-dinh-ong-do-vn-li-cho-tieu-huy
Đàn lợn gia đình ông Đỗ Văn Lai, thôn 12 Chính Mỹ, huyện Thủy Nguyên đang ốm chết chờ chôn (Ảnh: TH)

Đi từ trụ sở huyện Thủy Nguyên qua một số xã bị dịch vào tâm điểm vùng dịch của Hải Phòng là xã Chính Mỹ, đồng thời trực tiếp đi thăm một số trại lợn vừa mới báo cáo có lợn chết chúng tôi nhận thấy người dân cũng như cán bộ địa phương có những hạn chế, lúng túng nhất định trong công tác phòng chống dịch bởi nhân lực mỏng cộng chưa có kinh nghiệm đối phó với đợt dịch bệnh quá nhanh, quá mạnh như tả lợn Châu Phi.

Mặc dù xe chúng tôi đi qua rất chiều chốt kiểm dịch của các xã thuộc huyện Thủy Nguyên nhưng hầu hết không thấy việc yêu cầu xe chúng tôi dừng lại để kiểm soát phun khử trùng xe ra vào vùng dịch. Theo chia sẻ của lực lượng công an viên chốt chặn tại các trạm, việc phun sát khử trừng hiện nay chỉ chủ yếu áp dụng cho xe vận chuyện lợn chứ không phải xe nào ra vào cũng phun (!).

Một lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Thủy Nguyên cho biết, với đặc thù chăn nuôi chủ yếu là nhỏ lẻ, cộng hệ thống đường giao thông, kênh rạch chằng chịt như tại Thủy Nguyên thì việc chống dịch tả lợn Châu Phi hiện nay gần như rơi vào vô vọng! Hơn lúc nào hết, lúc này cán bộ, lãnh đạo và lực lượng chống dịch chỉ mong trời nắng to lên may ra sẽ diệt bớt nguồn vi rus đang tồn tại khắp nơi ngoài môi trường, qua đó góp phần giảm tốc độ lây lan của dịch chứ các biện pháp phòng chống đã và đang áp dụng hiệu quả không cao.

Theo số liệu báo cáo của Cơ quan Thú y vùng II, tính đến hết ngày 6/3 Thái Bình là địa phương có số xã nhiễm dịch tả lợn Châu Phi nhiều nhất với tổng số 81 thôn, 35 xã và 4 huyện là Hưng Hà, Đông Hưng, Quỳnh Phụ, Vũ Thư. Đứng thứ 2 là Hải Phòng với 42 thôn, 16 xã thuộc 3 huyện Thủy Nguyên, Tiên Lãng, An Dương. Hưng Yên đứng vị trí thứ 3 là 18 thôn, 12 xã thuộc 6 huyện là Yên Mỹ, An Thi, Kim Đông, Mỹ Hào, Văn Giang và TP Hưng Yên.

---------------------


[video] Quy trình chuẩn tiêu hủy lợn dính tả châu Phi và vệ sinh chuồng trại

Xem thêm
Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm