| Hotline: 0983.970.780

Dịch tả lợn Châu Phi lan rộng tại TT- Huế

Thứ Năm 23/05/2019 , 21:26 (GMT+7)

Đến hết ngày 23/5, ghi nhận đã có 6/9 huyện, thành phố của tỉnh TT- Huế xuất hiện dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP).

 Tiêu độc khử trùng nơi vùng dịch

Sau hơn 10 ngày tỉnh TT- Huế công bố dịch đã được khống chế, thì DTLCP đã xuất hiện trở lại. Theo ghi nhận đã có 6/9 địa phương ở TT- Huế bị dịch và nguy cơ lan rộng.

Tính đến ngày 23/5, tại TT- Huế, DTLCP đã lây lan ra tại 16 xã, phường thuộc 6 địa bàn gồm Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang,  TX. Hương Thủy, Hương Trà và TP. Huế với tổng số lợn bị nhiễm dịch là 131 con.

Trước tình hình đó, Chi cục Chăn nuôi - Thú y tỉnh  TT- Huế phối hợp với Dịch vụ Chăn nuôi - Thú y huyện, thị xã đã tiến hành lấy mẫu đi xét nghiệm đối với 10 hộ chăn nuôi thuộc 6 xã của 3 huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang và đang chờ kết quả để xử lý.

Trong ngày 22/5, tỉnh TT- Huế cũng đã tổ chức hội nghị trực tuyến với các huyện, thị, thành phố nhằm triển khai các giải pháp tích cực hạn chế dịch tả lợn Châu Phi lây lan. 

Ông Nguyễn Văn Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - Thú y tỉnh TT- Huế cho rằng, dịch tả lợn Châu Phi hoàn toàn không lây sang người. Vì vậy, người dân không nên hoang mang, không quay lưng với thịt lợn. Tuy nhiên, người dân cần nấu chín thịt lợn trước khi ăn, không tới tham quan khu chăn nuôi lợn, đặc biệt ở vùng dịch và bị ảnh hưởng, người dân nên sử dụng sản phẩm thịt lợn đã qua kiểm dịch thú y, nếu phát hiện lợn chết thì phải báo ngay cho cơ quan chức năng.

Xem thêm
Xuất khẩu lô thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo

BẮC NINH Công ty CP Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, thuộc Hùng Nhơn Group vừa tổ chức Lễ xuất khẩu lô hàng thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo.

Có một ngôi làng Nam bộ bên dòng sông Thu Bồn

QUẢNG NAM Trồng đủ các loại cây trái có giá trị, kinh tế vườn giúp cho hơn 80% hộ dân ở làng Đại Bình thu nhập từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Năng suất sắn tăng 30 - 50% nhờ tưới tiết kiệm

Tại Tây Ninh, áp dụng tưới tiết kiệm đã giúp cây sắn tăng năng suất từ 30 - 50% (đạt 40 - 50 tấn/ha), giảm 40% lượng nước tưới so với tưới tràn.