| Hotline: 0983.970.780

Pù Huống lan tỏa chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

Chủ Nhật 24/12/2023 , 08:14 (GMT+7)

Là cánh tay nối dài của ngành lâm nghiệp trong công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng, Khu BTTN Pù Huống đã góp công lan tỏa chính sách lớn.

Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng giúp người dân bản địa nâng cao ý thức giữ gìn vốn quý. Ảnh: Việt Khánh. 

Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng giúp người dân bản địa nâng cao ý thức giữ gìn vốn quý. Ảnh: Việt Khánh. 

Ban quản lý Khu BTTN Pù Huống nằm phía Tây Bắc của tỉnh Nghệ An, được giao quản lý hơn 46.000 ha rừng, trải dài trên địa giới hành chính của 15 xã thuộc 5 huyện Quỳ Hợp, Con Cuông, Tương Dương, Quế Phong và Quỳ Châu.

Tổng số cán bộ công chức, viên chức và người lao động toàn đơn vị có 55 người, lực lượng giữ rừng quá ít nhưng phải quán xuyến diện tích rừng quá lớn, chưa kể địa bàn rộng, phân tán.

Đối diện với nhiều khó khăn nhưng nhờ thực hiện hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), áp lực đã giảm tải rất nhiều. Chính sách thiết thực đã góp phần tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng trên cơ sở tăng thu nhập từ rừng cho người dân sống gần rừng.

Pù Huống đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn để đồng bào vùng cao hiểu rõ hơn mục đích quan trọng của việc giữ và phát triển rừng. Ảnh: Việt Khánh.

Pù Huống đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn để đồng bào vùng cao hiểu rõ hơn mục đích quan trọng của việc giữ và phát triển rừng. Ảnh: Việt Khánh.

Trên địa bàn Nghệ An, Ban quản lý khu BTTN Pù Huống thuộc diện tiên phong hưởng ứng và thực hiện chính sách chi trả DVMTR. Năm 2015 chính thức nhập cuộc, thời điểm này lập hồ sơ giao khoán bảo vệ rừng lưu vực thủy điện Khe Bố với diện tích trên 7.200 ha, áp dụng cho 349 hộ gia đình, kinh phí thực hiện hơn 1,4 tỷ đồng.

Sau quá trình rà soát ranh giới, lưu vực, đến năm 2023 đã nâng tổng diện tích đưa vào thiết kế, lập hồ sơ hơn 40.424 ha, áp dụng cho 23 cộng đồng (847 hộ gia đình tham gia) cùng 5 tổ bảo vệ rừng của các xã trên địa bàn, kinh phí thực hiện đạt hơn 6 tỷ đồng.

Thông qua chính sách chi trả DVMTR nhận thức về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của các thành viên, hộ nhận khoán từng bước được nâng cao. Trước đây, không ít trường hợp vào rừng đặc dụng khai thác lâm sản, hay lấn chiếm đất rừng làm nương nhưng nay cơ bản không còn nữa.

Chi trả dịch vụ môi trường rừng còn tạo điều kiện cho người dân gắn bó mật thiết với rừng, dân bản xem rừng là tài sản của cả cộng đồng nên cùng góp sức chung tay bảo vệ, gìn giữ vốn quý.

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Tre xanh trên Long Cốt sơn

Quảng Ngãi Tre xanh tốt trên núi cằn trơ sỏi đá. Thân tre to lớn vươn lên trời cao, mở ra hướng làm ăn mới cho bà con nông dân ở vùng đất bạc màu.

Bình Thuận tăng cường bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng dịp giáp Tết

Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình mà không có biện pháp bảo vệ rừng, phòng cháy rừng hiệu quả.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.