| Hotline: 0983.970.780

Điều tiết nước hợp lý

Thứ Ba 10/06/2014 , 09:10 (GMT+7)

Theo kế hoạch, vụ mùa năm 2014, hệ thống thuỷ lợi Bắc Nam Hà sẽ cấp nước cho 46.206 ha đất nông nghiệp trên địa bàn 2 tỉnh Hà Nam và Nam Định.

THÁNG 4 ĐÃ BƠM TIÊU ÚNG

Vừa qua, Tổng cục Thuỷ lợi (Bộ NN-PTNT) đã làm việc với hội đồng quản lý hệ thống Bắc Nam Hà để nghe báo cáo kết quả phục vụ SX vụ ĐX năm 2014 và bàn kế hoạch tưới tiêu phục vụ sản xuất vụ mùa 2014.

14-45-00_dsc_5416
Toàn cảnh hội nghị

Theo ông Lưu Ngọc Trình, PGĐ Cty TNHH MTV Khai thác công trình thuỷ lợi Bắc Nam Hà: Đầu năm 2014, dòng chảy trên các triền sông ở mức thấp nhất đúng vào thời kỳ cấp nước đổ ải phục vụ gieo cấy vụ xuân, nhưng nhờ chủ động nhập nước từ sông ngoài trong quá trình bơm tưới và chủ động phân phối nước qua các đập điều tiết tạo nguồn cho các trạm bơm, hệ thống thuỷ lợi Bắc Nam Hà đã hoàn thành kế hoạch phục vụ SX vụ ĐX với 44,942 ha.

Tuy nhiên, đã có một hiện tượng thời tiết bất thường xảy ra là trận mưa ngày 27/4 (được đánh giá là 55 năm mới lập lại) lượng mưa bình quân lên tới 125 mm gây ngập úng sâu cục bộ tại một số vùng. Ngoài việc tiêu tự chảy tối đa, các trạm phải vận hành bơm tiêu bằng động lực trong vòng 7 ngày mới rút.

Ông Lê Thanh Hải, PGĐ Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn TW cho biết: "Năm 2014, số lượng bão, ATNĐ hoạt động trên biển Đông khoảng 10 - 12 cơn, trong đó ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta khoảng 4 - 5 cơn và ảnh hưởng đến đồng bằng Bắc bộ khoảng 1 cơn. Hoạt động của bão, ATNĐ trong năm nay tiềm ẩn yếu tố bất thường. Các đợt mưa lớn ở Bắc bộ sẽ tập trung vào thời tỳ từ tháng 6 - 8".

VỤ MÙA: TIÊU LÀ CHÍNH

Hiện tại, hội đồng quản lý hệ thống thuỷ lợi Bắc Nam Hà đã chuẩn bị xong các kịch bản vận hành hệ thống nhằm chống úng, ngập, bão khi xảy ra các diễn biến thời tiết bất thường để đảm bảo tưới nước cho 46.206 ha (theo kế hoạch) trong khung thời vụ hợp lý nhất.


Hội đồng quản lý hệ thống thuỷ lợi Bắc Nam Hà đã chuẩn bị xong các kịch bản vận hành hệ thống nhằm chống úng, ngập, bão (Ảnh minh họa)

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ lợi Nguyễn Văn Tỉnh đã yêu cầu Cty đầu mối Bắc Nam Hà và các Cty thành viên khẩn trương thống kê các vụ việc vi phạm công trình thuỷ lợi và báo cáo lên Sở NN-PTNT, chính quyền các cấp để xử lý nghiêm túc. Nhiều tuyến kênh vẫn chưa được nạo vét bèo rác làm ách tắc dòng chảy, gây ô nhiễm môi trường.
Do đó, thời gian tới hệ thống Bắc Nam Hà cần phải tập trung chỉ đạo quyết liệt nạo vét các tuyến kênh trước mùa mưa bão. Bên cạnh đó, cần rà soát quy trình vận hành hệ thống thuỷ lợi Bắc Nam Hà để điều chỉnh cho phù hợp với những diễn biến mới của khí tượng, thuỷ văn và nhất thiết phải xây dựng quy chế hoạt động chung của hội đồng hệ thống.

Do vụ xuân chậm lại theo dự kiến từ 10 - 15 ngày, Cty Bắc Nam Hà đề nghị các địa phương chỉ đạo thu hoạch nhanh, huy động mọi lực lượng, phương tiện đẩy nhanh tiến độ làm đất ngay sau khi thu hoạch lúa; gặt đến đâu cày lật đất ngay đến đó với phương châm “sáng ruộng lúa, chiều đồng cày”.

Làm đất nhanh, cày bừa kỹ, thường xuyên giữ đủ nước trong ruộng để thúc đẩy nhanh quá trình phân huỷ xác hữu cơ. Phương châm điều hành vụ mùa là lấy tiêu làm chính. Cho nên khi lấy nước phải lấy nhanh, lấy dứt điểm chịu hạn để phòng úng, không nhập nước vào sông chìm.

Củng cố bờ vùng bờ thửa nhằm thực hiện tốt phương châm “chôn, rải, tháo” nước khi tiêu úng như: trũng xa tiêu trước, cao gần tiêu sau và thực hiện chôn nước vùng cao, trữ nước tại các ao hồ, tiêu thoát nước trong từng vùng một cách hợp lý.

Ông Trần Mạnh Đằng, GĐ Cty Thuỷ nông Vụ Bản (Nam Định) cho biết: "Huyện có 5 kênh tiêu thì 2 kênh T3 và T5 bị ách tắc rất nghiêm trọng do 50 năm nay chưa được nạo vét, ảnh hưởng lớn đến công tác chống úng cho khu vực nội đồng. Nguồn thuỷ lợi phí không thể đủ để tiến hành nạo vét. Mong Bộ NN-PTNT sẽ có cơ chế hỗ trợ ngân sách để huyện cứng hoá 2 tuyến kênh này"...

Ông Bùi Sỹ Sơn, PGĐ Sở NN-PTNT Nam Định chia sẻ: "Mặc dù, quy hoạch phát triển thuỷ lợi của Hà Nam và Nam Định đã được phê duyệt, tuy nhiên hệ thống công trình từ đầu mối đến mặt ruộng chưa đáp ứng được yêu cầu. Cả hệ số tưới và hệ số tiêu trên thực tế đều tăng cao nhưng 2 tỉnh chưa có một chương trình gì đầu tư cho hệ thống công trình thuỷ lợi.

Trước tình hình đó, trước mắt các Cty trong hệ thống thuỷ lợi Bắc Nam Hà cần phải chủ động, linh hoạt tiêu rút nước đệm khi có thông tin dự báo sắp có bão, vì nếu chần chừ thì có thể mất trắng hàng trăm, hàng ngàn ha lúa ngay lập tức. Mặt khác, tình hình vi phạm công trình thuỷ lợi cũng rất nhức nhối làm giảm năng lực tưới, tiêu của hệ thống".

Xem thêm
‘Đòn bẩy’ nuôi gà thả đồi

Mô hình liên kết nuôi gà thịt gắn với tiêu thụ tại Hoài Ân là ‘đòn bẩy’ thúc đẩy chăn nuôi gà thả đồi giai đoạn 2022 - 2026 theo chính sách khuyến khích của Bình Định.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Lão nông tự tạo chế phẩm tăng độ bám dính thuốc bảo vệ thực vật

Trong bối cảnh nhiều hộ trồng cam tại Cao Phong, Hòa Bình đang lao đao vì dịch bệnh thì vườn cam của ông Phạm Văn Cường lại xanh tốt, gây ấn tượng mạnh cho tôi.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.