| Hotline: 0983.970.780

Đồ trẻ em nhập lậu từ Trung Quốc bán công khai ở Hà Nội

Thứ Ba 17/11/2020 , 10:12 (GMT+7)

Một điểm bán hàng không rõ nguồn gốc tại La Khê, Hà Đông lợi dụng sự tin tưởng của khách hàng để tiêu thụ những sản phẩm có nguy cơ gây hại.

Bên trong kho hàng lậu ở La Khê, Hà Đông. (Ảnh cắt từ video clip)

Bên trong kho hàng lậu ở La Khê, Hà Đông. (Ảnh cắt từ video clip)

Đồ trẻ em nhập lậu

Theo lời giới thiệu của bạn bè, chị L., Thanh Trì, Hà Nội tìm đến một cửa hàng bán đồ trẻ em online, có số điện thoại 0966305544. Qua trao đổi với anh Công, nhân viên bán hàng, những sản phẩm tại đây là hàng Trung Quốc nội địa, được nhập khẩu về Việt Nam. Chị L. mua 4 sản phẩm, trong đó có 2 được giới thiệu là của hãng Emma, là bát ăn dặm và núm ăn dặm.

Khi được nhân viên cửa hàng chụp sản phẩm trước khi giao, chị L. thấy trên vỏ hộp và thân sản phẩm đều viết tên Emma. Trên phiếu mua nhận cùng hàng, từ đơn vị có tên "Kho sỉ đồ sơ sinh Vũ Quốc Công", hai trong bốn sản phẩm được mua có ghi thương hiệu Emma, là "set bát ăn dặm Emma 316" và "núm ăn dặm Emma 306".

Hóa đơn giao hàng do chị L. cung cấp.

Hóa đơn giao hàng do chị L. cung cấp.

Là người thường mua hàng online và có kinh nghiệm về đồ trẻ em, chị L. thấy Emma là một thương hiệu lạ. Khi so sánh với những sản phẩm từng mua trước, chị L. thấy mẫu mã và cách đóng gói bao bì rất giống với thương hiệu AAG. Qua đường dây Bạn đọc của Báo Nông nghiệp Việt Nam, chị L. phản ánh vấn đề này.

Dựa theo đầu mối chị L. cung cấp, trong vai người mua hàng, chúng tôi đã tiếp cận với đơn vị bán hàng Emma tại địa chỉ Số 7 liền kề 15 Khu đô thị Văn Khê, Hà Đông.

Kết quả đúng như chị L. mô tả. Nhân viên bán hàng tại đây nói sản phẩm là hàng chính hãng, được nhập khẩu về theo từng kiện lớn. Tuy nhiên, khi PV hỏi hóa đơn VAT, người bán ậm ừ và không cung cấp được. "Hàng nhập từ Trung Quốc về, anh chị cứ yên tâm", nhân viên này nói.

Nhiều nghi vấn

Có nhiều nghi vấn khi quan sát các sản phẩm của thương hiệu Emma lấy từ "Kho sỉ đồ sơ sinh Vũ Quốc Công”. Thứ nhất, tất cả các sản phẩm không có tem phụ dựa theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa.

Hàng hóa không rõ nguồn gốc được tập kết công khai

Hàng hóa không rõ nguồn gốc được tập kết công khai

Tem phụ có chức năng giúp cơ quan hải quan, công an và người tiêu dùng kiểm soát, phân biệt được với hàng hóa nhập lậu. Do không có tem phụ, lô hàng lấy từ địa chỉ Số 7 liền kề 15 Khu đô thị Văn Khê, Hà Đông thiếu cơ sở chứng tỏ được nhập về chính ngạch.

Cũng do thiếu tem phụ, các sản phẩm thương hiệu Emma thiếu toàn bộ các thông tin như hướng dẫn sử dụng, thành phần công thức của sản phẩm, tên nước sản xuất, tên và địa chỉ của tổ chức chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường. Điều này gây mất an toàn cho người sử dụng, bởi mọi hướng dẫn đều do người bán hàng truyền miệng, không có cơ sở pháp lý nào.

Dấu hiệu nghi vấn thứ hai, từ tem hoặc bảng ghi thông tin sản phẩm bằng tiếng Trung Quốc. Thông tin dán trên các bao tải cho thấy hàng chủ yếu nhập qua cửa khẩu ở Bằng Tường và Phòng Thành, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.

Đồ trẻ em nhập lậu từ Trung Quốc bán công khai tại Hà Nội.

Trong toàn bộ các sản phẩm của chị L. và PV mua từ "Kho sỉ đồ sơ sinh Vũ Quốc Công", những nội dung này quan trọng nhất về xuất xứ như địa điểm sản xuất, công ty sản xuất mặt hàng tại Trung Quốc đều thiếu.

Thông tin duy nhất về nguồn gốc sản phẩm từ Trung Quốc là công ty phân phối có tên Lijian Shanghai. Nhưng khi PV tìm hiểu thông tin về công ty này trên trang web chính thức, họ không phân phối bất cứ sản phẩm nào có thương hiệu Emma, mà chỉ phân phối thương hiệu AAG.

Cũng trong bảng ghi thông tin sản phẩm của thương hiệu Emma, một số được in dòng chữ “Nhập khẩu và phân phối bởi Emmakids”. Tuy nhiên, khi PV tra cứu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, không có công ty hoặc doanh nghiệp nào có tên “Emmakids”.

Cuối cùng, tem chống hàng giả - một trong những yếu tố được nhân viên bán hàng ở "Kho sỉ đồ sơ sinh Vũ Quốc Công" quảng cáo là phân biệt hàng chính hãng – chỉ là tem đen trắng, không phải tem đổi màu.

Phải có chứng nhận hợp quy

Trao đổi với những đơn vị chuyên nhập khẩu đồ trẻ em trên địa bàn Hà Nội, PV được biết để bán được một sản phẩm trên thị trường phải trải qua nhiều công đoạn. Chẳng hạn, những sản phẩm dệt may phải đạt chứng nhận hợp quy do Bộ Công thương cấp, những sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với trẻ như núm ti, bình sữa, bát, thìa… phải được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng kiểm tra xem có chất nào ảnh hưởng tới sức khỏe không.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.