| Hotline: 0983.970.780

Doanh nghiệp là trung tâm phát triển chuỗi giá trị lúa gạo

Thứ Hai 25/11/2019 , 09:15 (GMT+7)

Đó là khẳng định của các đại biểu tại hội thảo “Vai trò của doanh nghiệp trong phát triển chuỗi giá trị lúa gạo bền vững tại ĐBSCL”, do Sở NN-PTNT Kiên Giang, Tổ chức Oxfam phối hợp cùng IPSARD và VCCI tổ chức sáng 16/10, tại TP Rạch Giá.

Đại diện 3 tỉnh An Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, các doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo, hợp tác xã và nông dân sản xuất lúa trong vùng tham dự hội thảo.

Tham dự hội thảo có đại diện Sở, ngành 3 tỉnh An Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, các doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo, hợp tác xã và nông dân sản xuất lúa trong vùng.

Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Nguyễn Văn Tâm, Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, là tỉnh có diện tích đất nông nghiệp khoảng 350 ngàn ha, mỗi năm Kiên Giang sản xuất hơn 4 triệu tấn lúa, sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng trên 800 ngàn tấn, trong đó tôm nuôi nước lợ là 75 ngàn tấn.

Sản xuất manh mún kiểu kinh tế hộ, mạnh ai nấy làm là những hạn chế trong phát triển chuỗi giá trị lúa gạo tại ĐBSCL

Riêng về cây lúa, Kiên Giang đã triển khai đề án quy hoạch vùng chuyên canh chất lượng cao xuất khẩu đến năm 2020 đạt diện tích 120 ngàn ha, xây dựng 213 cánh đồng lớn, diện tích 75 ngàn ha, nông dân được hỗ trợ kỹ thuật và ký hợp đồng bao tiêu. Tuy nhiên, so với tổng diện tích của tỉnh thì việc liên kết còn hạn chế, liên kết tiêu thụ chủ yếu là giữa nông hộ và hộ kinh doanh, số HTX tham gia liên kết còn ít, diện tích liên kết thiếu bền vững.

Thông qua hội thảo này, Kiên Giang mong muốn các chủ thể nhận diện các cơ hội, thách thức, vấn đề và giải pháp phát triển chuỗi lúa gạo tại ĐBSCL, xác định vai trò, định hướng và nhu cầu phát triển của doanh nghiệp trong ngành.

Ông Trần Ngọc Liêm, Phó Giám đốc Chi nhánh Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tại TP Hồ Chí Minh cho rằng: "cần tăng cường năng lực cho doanh nghiệp lúa gạo để phát triển chuỗi lúa gạo bền vững".

Ông Trần Ngọc Liêm, Phó Giám đốc Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tại TP Hồ Chí Minh cho rằng: Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu lúa gạo dẫn đầu thế giới, nhưng vẫn còn nhiều rủi ro, do sản xuất manh mún, không bền vững. Xuất khẩu gạo ngày càng nhiều khó khăn, do cạnh tranh thị trường, nguồn cung nhiều và giá giảm. Cụ thể, 9 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã xuất trên 5 triệu tấn gạo, giá bình quân chỉ đạt 435,6 USD/tấn (hiện đang giảm chỉ còn 325 USD/tấn). Đây là mức giá thấp nhất trong vòng 12 năm trở lại đây. Mặc dù sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng 3,7% so cùng kỳ nhưng giá trị lại giảm tới 10,2%.

“Vì vậy, cần tăng cường năng lực cho doanh nghiệp lúa gạo để phát triển chuỗi lúa gạo bền vững. Từ việc liên kết với nông dân xây dựng vùng nguyên liệu trồng lúa đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật xuất khẩu, đầu tư cơ sở vật chất, nhà xưởng chế biến nâng cao giá trị, đến tìm thị trường đầu ra”, ông Liêm đề xuất.

TS Nguyễn Tiến Định, Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược PTNT (IPSARD) đề xuất cần đẩy mạnh thực hiện bảo hiểm đối với cây lúa.

TS Nguyễn Tiến Định, Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược PTNT (IPSARD) cho rằng, ngành hàng lúa gạo ĐBSCL có vai trò rất quan trọng, với diện tích đất lúa toàn vùng 1,7 triệu ha, diện tích gieo trồng hàng năm 4,2 triệu ha, sản lượng lúa chiếm khoảng 50% của cả nước, đóng góp tới 90% sản lượng gạo xuất khẩu. Tuy nhiên, hiện vẫn còn gần 40% số hộ nông dân trong vùng có diện tích trồng lúa dưới 0,5 ha/hộ, lợi nhuận của người trồng lúa những năm qua luôn ở mức dưới 30%.

“Tích tụ, tập trung ruộng đất, đang là “nút thắt” lớn về đất đai cho sản xuất lương thực thực phẩm hàng hóa, quy mô lớn, đáp ứng tiêu chuẩn cao từ thị trường quốc tế”, TS Nguyến Tiến Định nêu hạn chế cần tháo gỡ.

Tích tụ, tập trung ruộng đất, đang là “nút thắt” lớn về đất đai cho sản xuất lương thực thực phẩm hàng hóa, quy mô lớn, đáp ứng tiêu chuẩn cao từ thị trường quốc tế

Ngoài ra, trong chuỗi lúa gạo của Việt Nam hiện nay còn rất nhiều hạn chế cần tháo gỡ, như chất lượng vật tư đầu vào kém (giống, phân bón, thuốc BVTV), kỹ thuật chưa tốt, chế biến kém, thất thoát sau thu hoạch cao, phân phối chưa hiệu quả… Giá trị gia tăng từ lúa gạo thấp, kém cạnh tranh, chuỗi lúa gạo thiếu liên kết, qua nhiều trung gian, làm tăng chi phí.

Ông Nguyễn Quốc Tuấn, Giám đốc dự án Tổ chức Oxfam tại Việt Nam, cho biết đơn vị đang thực hiện các dự án phát triển chuỗi lúa gạo bền vững tại ĐBSCL. Cụ thể là dự án Thúc đẩy quyền kinh tế phụ nữ và đầu tư kinh doanh nông nghiệp có trách nhiệm trong chuỗi giá trị lúa, tôm tại Đông Nam Á (Dự án GRAISEA 2).

Tại Việt Nam, dự án thực hiện trong 3 năm (2019-2021), gồm chuỗi gạo tại 3 tỉnh: An Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang và chuỗi tôm tại 3 tỉnh: Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. Theo ông Tuấn, “Dự án tạo cơ hội cho người sản xuất vừa và nhỏ trong ngành tôm, lúa Việt Nam phát triển thông qua mô hình kinh doanh bao trùm giúp tăng quyền năng kinh tế của phụ nữ và thích ứng với biến đổi khí hậu”.

Dự án Right to Food - Quyền lương thực, “Hợp tác với doanh nghiệp để thúc đẩy kinh doanh bao trùm và đầu tư có trách nhiệm trong chuỗi lúa gạo Việt Nam, thực hiện trong 2 năm (2019-2020), tại các tỉnh: Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng và TP Cần Thơ”.

TS Dương Văn Chín trình bày về mô hình "Nông dân nhỏ - Cánh đồng lớn", sản xuất lúa gạo theo chuỗi giá trị của Tập đoàn Lộc Trời.

Đại diện Tập đoàn Lộc Trời, TS Dương Văn Chín, cho rằng hiện nay rất ít doanh nghiệp đầu tư toàn bộ chuỗi giá trị lúa gạo ở Việt Nam. Riêng Lộc Trời đang liên kiết với hàng chục ngàn hộ nông dân làm chuỗi lúa gạo. Trong đó, Lộc Trời cho nông dân vay vốn mua giống, vật tư không tính lãi trong thời gian 120 ngày, chuyển giao quy trình và kiểm soát quá trình sản xuất, hỗ trợ thu hoạch, sấy bảo quản miễn phí, mua lúa tươi theo giá thị trường, thưởng thêm theo điểm SRP (tiêu chuẩn thế giới và sản xuất lúa gạo bền vững với 46 tiêu chí). Từ đó, hình thành mối liên kết “Nông dân nhỏ – Cánh đồng lớn”, giúp doanh nghiệp chủ động nguồn gạo nguyên liệu chế biến xuất khẩu, xác định được giá thành, truy xuất nguồn gốc.

Xem thêm
Người dân Vĩnh Phúc viết đơn xin dừng chăn nuôi trong khu dân cư

Tính đến cuối năm 2024 đã có 332 hộ chăn nuôi ở tỉnh Vĩnh Phúc làm đơn đề nghị hỗ trợ dừng chăn nuôi ở khu vực không được phép chăn nuôi.

Hoàn thành chi trả bồi thường cho các hộ dân có bò sữa bị thiệt hại

Lâm Đồng Công ty Navetco đã hoàn thành chi trả tiền bồi thường cho 350/350 hộ dân ở Lâm Đồng có bò sữa bị thiệt hại với số tiền hơn 41 tỷ đồng vào ngày 21/12.

Áp dụng IPHM, 5 sào bưởi cho lợi nhuận tăng thêm hơn 16 triệu đồng

Khánh Hòa Không chỉ giảm chi phí vật tư đầu vào, áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) trên cây bưởi còn giúp nông dân tăng lợi nhuận và chất lượng sản phẩm.

Giống sắn HN1 năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá

Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận triển khai 2 mô hình trồng giống sắn HN1 tại các huyện Đức Linh và Hàm Tân đều cho năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá.