| Hotline: 0983.970.780

Thí điểm đưa thương lái vào chuỗi giá trị lúa gạo ở ĐBSCL

Thứ Bảy 02/03/2019 , 09:26 (GMT+7)

Đó là quan điểm được Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam đề xuất với lãnh đạo các tỉnh thành tham dự hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện quyết định số 445/QĐ-TTg.

Hội nghị được Bộ NN-PTNT phối hợp cùng UBND tỉnh Trà Vinh tổ chức sáng 1/3 tại TP Trà Vinh (tỉnh Trà Vinh).

Thương lái thu mua lúa gạo tại ĐBSCL

Đánh giá kết quả thí điểm HTX kiểu mới sau 2 năm thực hiện, Thứ trưởng cho biết, việc chỉ đạo xây dựng HTX điểm này ban đầu đã có những kết quả tốt đẹp, phấn khởi. Đối với chương trình này hiện nay có 176 HTX, THT đăng kí tham chương trình. Đến nay, số lượng thành viên và quy mô, diện tích sản xuất của các HTX đã tăng lên gấp đôi.

Các HTX đã được hướng dẫn xây dựng các phương án sản xuất kinh doanh lâu dài. Được hỗ trợ theo thông tư 340 về hỗ trợ nhân lực có trình độ cao đẳng, đại học về công tác ở HTX rất hiệu quả chính vậy mà doanh thu và thu nhập đã tăng lên.

Vấn đề liên kết sản xuất đến nay thì trong 176 HTX thì có 63% đã có liên kết với các doanh nghiệp theo hướng hợp tác lâu dài.

Quyết định số 445/QĐ-TTg có nội dung về thí điểm hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã nông nghiệp (HTX NN) kiểu mới tại vùng ĐBSCL giai đoạn 2016 - 2020.

Tuy chỉ mới thí điểm 176 HTX kiểu mới nhưng đến nay thì phong trào HTX của ĐBSCL phát triển tương đối nhanh. Từ khi thực hiện chương trình năm 2016 thì có 1.200 HTX đến nay ĐBSCL có 1.803 HTX.

Theo quan điểm của Thứ trưởng, chuỗi giá trị trong sản xuất không chỉ của doanh nghiệp và HTX mà nên đưa vào cả thương lái. Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho biết: “Tôi rất ủng hộ thí điểm đưa các thương lái vào mua lúa ở chuỗi giá trị. Tôi sẵn sàng hỗ trợ. Chúng ta không thể bỏ thương lái ở ngoài được. Doanh nghiệp không thể nào đi trong hẻm được. Quan trong đó là chúng ta đối xử với thương lái như thế nào, cần đưa vào trong hệ thống để chia sẻ lợi ích. Tôi đề nghị các tỉnh thí điểm 1 - 2 mô hình”.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho biết sẽ cùng thảo luận với tổ chức GIZ (Đức) dự kiến vào ngày 12/3 tới để tranh thủ tìm kiếm nguồn tài trợ cung cấp giải pháp thực hiện.

Xem thêm
350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm