| Hotline: 0983.970.780

Doanh nghiệp lúa gạo than phiền khó vay vốn ngân hàng

Thứ Sáu 20/08/2021 , 07:05 (GMT+7)

Tại Cần Thơ có nhiều doanh nghiệp phải tự cắt giảm tối đa hoạt động sản xuất. Tuy nhiên có nghiệp quá khó trước lệnh tạm dừng sản xuất đột ngột.

Nông dân An Giang vào mùa thu hoạch lúa. Ảnh: HĐ

Nông dân An Giang vào mùa thu hoạch lúa. Ảnh:

Buộc phải tạm dừng sản xuất

Công ty Ấn Độ Dương (công ty con của Công ty CP Thủy sản Nam Việt) có nhà máy chế biến thức ăn tại khu công nghiệp Thốt Nốt, quận Thốt Nốt (TP Cần Thơ) hiện đang gặp rất nhiều khó khăn.

Ông Đỗ Lập Nghiệp - Phó Tổng giám đốc Công ty CP Thủy sản Nam Việt đã phản ánh tình hình và nhờ Tổ công tác 970 Bộ NN-PTNT hỗ trợ để doanh nghiệp được tiếp tục sản xuất theo phương châm 3 tại chỗ.

Theo ông Nghiệp, trước đó công ty làm việc với UBND TP Cần Thơ xin được tiếp tục sản xuất 3 tại chỗ. Chiều 16/8, UBND TP Cần Thơ và Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP Cần Thơ (CDC) kiểm tra nhà máy và đồng ý đủ điều kiện cho sản xuất 3 tại chỗ. Tuy nhiên, Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP Cần Thơ thông báo tất cả các doanh nghiệp phải đóng cửa để chống dịch.

Ông Nghiệp cho biết thêm, từ khi có dịch Covid-19 đến nay hơn 1 tháng, nhà máy chế biến thức ăn chấp hành nghiêm túc, đảm bảo sản xuất 3 tại chỗ, kiểm soát phòng dịch nghiêm ngặt, đến nay chưa xảy ra ca F0 và F1; hiện rất mong muốn được duy trì sản xuất bởi công ty đã đầu tư nhiều tỷ đồng để đủ điều kiện tổ chức sản xuất 3 tại chỗ.

Hiện nay, do yêu cầu tạm dừng sản xuất khiến doanh nghiệp lâm cảnh khó khăn. Hơn 1.300 lao động sẽ đi về đâu, trong khi hơn 90% công nhân ở An Giang nhưng TP Long Xuyên (An Giang) đang thực hiện Chỉ thị 16? Lo lắng nhất hiện nay là cá quá lứa chục ngàn tấn. 

Đến chiều 19/8, ông Nghiệp cho biết, lãnh đạo Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP Cần Thơ trả lời là nhà máy còn thiếu một số vấn đề cần bổ sung để đủ điều kiện sản xuất 3 tại chỗ. 

Công nhân ở lại làm việc không được, muốn về cũng không xong. Hiện có gần 600 công nhân mong muốn về quê nhà nhưng vì TP Cần Thơ và An Giang yêu cầu phải có giấy xét nghiệm kiểm dịch của cơ quan y tế địa phương nơi nhà máy đặt trụ sở. Trong khi vừa qua tất cả số lao động đã test 100% Covid âm tính và đang test lại nhằm tầm soát liên tục theo quy định của thành phố.

Khó tiếp cận vốn vay ngân hàng

Ông Phạm Thái Bình, Tổng Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An, đóng tại địa bàn Thốt Nốt, TP Cần Thơ, cho hay, đến thời điểm này Công ty Trung An tập trung lo tiêu thụ hết số lượng lúa hè thu theo kế hoạch liên kết trên các cách đồng lớn đã ký kết với các HTX của nông dân ở Cần Thơ và một số tỉnh lân cận. Doanh nghiệp hiện còn khả năng thu mua lúa thêm bên ngoài nhưng cần có nguồn vốn bổ sung thêm.

Vào mùa thu mua lúa tại các nhà máy sản xuất kinh doanh lúa gạo ở ĐBSCL. Ảnh: HĐ

Vào mùa thu mua lúa tại các nhà máy sản xuất kinh doanh lúa gạo ở ĐBSCL. Ảnh:

Vừa qua, sau khi nghe tin Ngân hàng Nhà nước cho phép các ngân hàng thương mại mở thêm gói tín dụng ngoài hạn mức cho doanh nghiệp vay thu mua lúa, Công ty Trung An đã liên hệ với 3 ngân hàng thương mại trên địa bàn TP Cần Thơ, song phía các ngân hàng thương mại vẫn chưa hồi đáp.

Theo ông Bình, hiện nay do tình hình chung TP Cần Thơ thực hiện Chỉ thị số 16, Công ty Trung An tuân thủ sản xuất 3 tại chỗ, giảm 1/5 số công nhân làm việc tại nhà máy.

Thế nhưng, không riêng gì Công ty Trung An, các doanh nghiệp trong ngành hàng lúa gạo đang ách tắc, hoạt động giao dịch cầm chừng. Xuất khẩu gạo chưa thông do thiếu công nhân đóng hàng, bốc xếp, còn xe vận chuyển đến cảng không xếp hàng được và vận tải hàng hải còn khó khăn.

Ông Bình cho rằng, diễn biến dịch bệnh còn phức tạp nên doanh nghiệp phải chấp hành biện pháp chống dịch của Chính phủ. Tuy nhiên, điều lo lắng nhất là nông dân đang thu hoạch sẽ khó bán lúa. Nhiều năm qua nông dân thường bán lúa tươi tại ruộng, không có điều kiện phơi sấy, nhất là lúa vụ hè thu thu hoạch vào mùa mưa và không có bồ (kho) trữ tạm.

Từ ngày 20/7, TP Cần Thơ yêu cầu các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố triển khai thực hiện phương án "vừa cách ly vừa sản xuất". Nếu các công ty, cơ sở sản xuất không thực hiện thì phải tạm dừng hoạt động.

TP Cần Thơ có 1.090 doanh nghiệp công nghiệp. Đến chiều 11/8, có 974 doanh nghiệp đã tạm dừng hoạt động, với trên 60.700 lao động nghỉ việc. Trong đó, các khu chế xuất và công nghiệp tạm dừng hoạt động là 135 doanh nghiệp, chiếm trên 79% tổng số doanh nghiệp trong các khu chế xuất và công nghiệp.

  • Tags:
Xem thêm
Xuất khẩu chè của Việt Nam 11 tháng đạt gần 235 triệu USD

Tính chung 11 tháng năm 2024, xuất khẩu chè của Việt Nam sang các thị trường chính tăng so với cùng kỳ năm 2023.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Thu ngân sách hơn 1,8 triệu tỷ đồng, vượt 6,3% dự toán

Qua 11 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.808,5 nghìn tỷ đồng, bằng 106,3% dự toán, tăng 16,1% so cùng kỳ 2023; trong đó, thu ngân sách trung ương vượt hơn 10%.