| Hotline: 0983.970.780

Doanh nghiệp tái đàn thông qua ứng dụng liên kết chuỗi

Thứ Tư 11/11/2020 , 20:52 (GMT+7)

Việc liên kết chuỗi được xây dựng bền vững là một trong những yếu tố quyết định đến tính hiệu quả trong lĩnh vực nông nghiệp, nhất là chăn nuôi.

Cần phát huy nhiều hơn các liên kết chuỗi trong chăn nuôi. Ảnh: Nguyên Huân.

Cần phát huy nhiều hơn các liên kết chuỗi trong chăn nuôi. Ảnh: Nguyên Huân.

Trong thời gian vừa qua, vai trò của các doanh nghiệp chăn nuôi lớn trong công tác tái đàn, tăng đàn sau Dịch tả lợn Châu Phi được Bộ NN-PTNT đánh giá cao.

Theo ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT), các doanh nghiệp giữ được đàn nái là yêu tố quan trọng để phục vụ công tác tái đàn: “Lí do các doanh nghiệp giữ được đàn nái và đàn lợn thịt là nhờ công tác an toàn sinh học tương đối tốt. Trên cơ sở đàn nái đó họ sẽ có nguồn cung cấp giống cho mình cũng như mạng lưới của các doanh nghiệp mặc dù thị phần cũng không quá lớn.”

“Hiện nay, thị phần tổng thể của đàn lợn thịt chiếm khoảng 22%, đối với đàn lợn giống, các doanh nghiệp cung cấp ra tổng đàn trên cả nước khoảng 35%. Một số doanh nghiệp đã xây dựng chuỗi khép kín từ nuôi giống cho đến giết mổ và chế biến. Những liên kết chuỗi đó cần phải được phát huy nhiều hơn”, ông Nguyễn Văn Trọng nhấn mạnh.

Mặc dù Bộ NN-PTNT đã và đang đẩy mạnh chăn nuôi theo quy mô lớn, chăn nuôi trang trại nhưng trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam không thể xóa bỏ được chăn nuôi nông hộ, vốn là con đường mưu sinh của lượng lớn người nông dân. Theo thống kê, Việt Nam có khoảng trên 3 triệu hộ chăn nuôi lợn, trên 7 triệu hộ chăn nuôi gia cầm, sau dịch bệnh số hộ chăn nuôi đã giảm đi nhiều.

“Tuy vậy nông hộ cũng phải chăn nuôi mang tính chất chuyên nghiệp hơn, không được mang tính chất tự phát như bây giờ.

Một khi đã chuyên nghiệp hóa thì việc bị chi phối bởi luật chăn nuôi cũng như các văn bản dưới luật sẽ làm chăn nuôi quy mô nông hộ giảm đi, quy mô trang trại, công nghiệp, tự động hóa tăng lên.

Chắc chắn điều đó sẽ đáp ứng được điều kiện và chiến lược đề ra cũng như các điều kiện khác có liên quan để có thể cung với cầu và người tiêu dùng sử dụng được sản phẩm với giá vừa phải và đảm bảo an toàn thực phẩm”, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi phân tích.

Sau khoảng 5 năm bước chân vào lĩnh vực nông nghiệp, với sự chuẩn bị kỹ càng, tìm hiểu chuyên sâu các yếu tố đặc thù của ngành cộng với nguồn nhân lực, vật lực, tài lực dồi dào, Tập đoàn Hòa Phát đã có những thành công nhất định.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, nhất là chăn nuôi, việc xây dựng liên kết chuỗi ví dụ như 3F (food, farm, feed) là một trong những yếu tố quyết định đến tính hiệu quả. Nhận thức được điều đó, tuy mới bước chân vào lĩnh vực chăn nuôi nhưng Tập đoàn Hòa Phát đã phát triển được 2 lĩnh vực là thức ăn và trang trại. Về yếu tố thứ 3 là mảng food, Tập đoàn đã có những kế hoạch và sẽ tổ chức thực hiện triển khai ngay khi những điều kiện được đảm bảo.

Theo bà Nguyễn Thị Thanh Vân, Giám đốc Công ty Cổ phần Chăn nuôi Hòa Phát (Tập đoàn Hòa Phát), kế hoạch phát triển đàn chăn nuôi lợn của Tập đoàn sẽ tập trung vào vấn đề con giống: “Chúng tôi đã chuẩn bị một nguồn giống tự chủ theo hình tháp, tức là từ con giống cụ kị, ông bà rồi bố mẹ và lợn thịt. Để từ đó không phải bị động và phụ thuộc trong việc phát triển đàn.”

“Theo lộ trình đã được xây dựng ban đầu của Tập đoàn Hòa Phát, trong 5 năm tới, chúng tôi sẽ cố gắng phát triển sản lượng đàn 25.000 đầu nái tương đương 750.000 con lợn thịt một năm”, bà Nguyễn Thị Thanh Vân cho hay.

Xem thêm
Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Đào Bắc Hà mất mùa, giá cao

LÀO CAI Hiện đào Pháp ở Bắc Hà đã vào chính vụ thu hoạch. Năm nay cây đào không được mùa nên giá cao hơn mọi năm.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.