| Hotline: 0983.970.780

Doanh thu trên 1.900 tỷ đồng từ kinh tế trang trại

Thứ Hai 10/01/2022 , 16:47 (GMT+7)

HƯNG YÊN Năm 2021, tổng doanh thu của các trang trại trên địa bản tỉnh Hưng Yên đạt hơn 1.900 tỷ đồng, bình quân hơn 2,6 tỷ đồng/trang trại.

Tổng đầu tư trên 2.000 tỷ đồng

Theo Sở NN-PTNT Hưng Yên, năm 2021, toàn tỉnh có 729 trang trại đạt tiêu chí theo quy định tại Thông tư số 02/2020/TT-BNNPTNT (tăng 15 trang trại so với năm 2020). Trong đó, có 44 trang trại trồng trọt, 580 trang trại chăn nuôi, 18 trang trại nuôi trồng thủy sản, 87 trang trại tổng hợp.

Năm 2021, toàn tỉnh Hưng Yên có 729 trang trại đạt tiêu chí theo quy định tại Thông tư số 02/2020/TT-BNNPTNT (tăng 15 trang trại so với năm 2020). Ảnh: NNVN.

Năm 2021, toàn tỉnh Hưng Yên có 729 trang trại đạt tiêu chí theo quy định tại Thông tư số 02/2020/TT-BNNPTNT (tăng 15 trang trại so với năm 2020). Ảnh: NNVN.

Tổng số lao động làm việc trong các trang trại trên 2.400 người (tăng 2,1% so với năm 2020), bình quân 4 lao động/trang trại. Tổng diện tích đất các trang trại sử dụng là 673 ha (tăng hơn 44 ha so với năm 2020), bình quân 0,92 ha/trang trại. Trong đó, trang trại trồng trọt hơn 158 ha, thủy sản hơn 69 ha, tổng hợp hơn 85 ha, chăn nuôi hơn 359 ha.

Việc thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại đã giúp khai thác có hiệu quả đất sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, biến các vùng trũng, hiệu quả kinh tế thấp thành các vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, gắn với nhu cầu thị trường.

Tổng vốn đầu tư của các trang trại hơn 2.000 tỷ đồng (không tính giá trị đất), tăng hơn 298 tỷ đồng so với năm 2020, bình quân 2,9 tỷ đồng/trang trại. Trong đó, trang trại trồng trọt chiếm hơn 61 tỷ đồng, thủy sản hơn 32 tỷ đồng, tổng hợp hơn 155 tỷ đồng, chăn nuôi hơn 1.800 tỷ đồng.

Vốn đầu tư xây dựng, phát triển sản xuất tại các trang trại chủ yếu là vốn tự có của chủ trang trại (chiếm 80%), vốn vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác (chiếm 20%). Có 560 trang trại tham gia, thụ hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ thúc đẩy phát triển của nhà nước với kinh phí khoảng 8 tỷ đồng.

Về kết quả sản xuất, kinh doanh, theo thống kê, tổng doanh thu năm 2021 của các trang trại trên địa bản tỉnh đạt hơn 1.900 tỷ đồng (tăng hơn 66 tỷ so với năm 2020), bình quân hơn 2,6 tỷ đồng/trang trại. Trong đó, doanh thu các trang trại lĩnh vực trồng trọt đạt hơn 65 tỷ đồng (bình quân 1,5 tỷ đồng/trang tại), lĩnh vực chăn nuôi hơn 1.600 tỷ đồng (2,9 tỷ đồng/trang trại), thủy sản đạt hơn 42 tỷ đồng (2,3 tỷ đồng/trang trại), trang trại tổng hợp đạt hơn 175 tỷ đồng (2 tỷ đồng/trang trại).

Tổng doanh thu năm 2021 của các trang trại trên địa bản tỉnh Hưng Yên đạt hơn 1.900 tỷ đồng (tăng hơn 66 tỷ so với năm 2020), bình quân hơn 2,6 tỷ đồng/trang trại. Ảnh: TL.

Tổng doanh thu năm 2021 của các trang trại trên địa bản tỉnh Hưng Yên đạt hơn 1.900 tỷ đồng (tăng hơn 66 tỷ so với năm 2020), bình quân hơn 2,6 tỷ đồng/trang trại. Ảnh: TL.

Bên cạnh đó, các chuỗi liên kết sản xuất phát triển đa dạng về hình thức, cấp độ, được nhân rộng ở nhiều địa phương. Các trang trại đã liên kết, hợp tác thành lập 190 hợp tác xã, 276 tổ hợp tác nông nghiệp; hình thành nhiều vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung như vùng trồng hoa, cây cảnh (huyện Văn Giang), vùng trồng vải (huyện Phù Cừ), vùng chăn nuôi (huyện Yên Mỹ, Khoái Châu, Văn Lâm), vùng nuôi thủy sản (huyện Ân Thi, Phù Cừ), nuôi cá lồng bè (huyện Kim Động, Thành phố Hưng Yên)…

Các chủ trang trại trên địa bàn tỉnh được ưu tiên tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng về kiến thức quản lý, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, tham gia các hội nghị giao thương, kết nối cung cầu. Đặc biệt, các chủ trang trại được tham gia các lớp đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ, kiến thức bán hàng online trên các sàn thương mại điện tử như voso, postmart, shopee, ladaza...; mạng xã hội zalo, facebook…

Còn nhiều hạn chế, khó khăn

Theo Sở NN-PTNT Hưng Yên, trong thời gian qua, UBND tỉnh đã ban hành nhiều chính sách nhằm thúc đẩy việc phát triển các trang trại trên địa bàn tỉnh, góp phần thực hiện tốt mục tiêu cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

Sở NN-PTNT Hưng Yên kiến nghị Bộ NN-PTNT tham mưu cho Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, khuyến khích, thúc đẩy kinh tế trang trại phát triển bền vững. Ảnh: NNVN.

Sở NN-PTNT Hưng Yên kiến nghị Bộ NN-PTNT tham mưu cho Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, khuyến khích, thúc đẩy kinh tế trang trại phát triển bền vững. Ảnh: NNVN.

Tuy nhiên, quá trình triển khai vẫn gặp rất nhiều khó khăn như dịch Covid-19 bùng phát đã ảnh hưởng không nhỏ, thậm chí làm đứt gãy chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm nông sản của tỉnh. Giá bán sản phẩm của các trang trại biến động liên tục, thiếu tính ổn định, đặc biệt là mặt hàng thịt lợn.

Giá vật tư đầu vào, phân bón, thức ăn chăn nuôi tăng cao làm cho lợi nhuận của các trang trại sụt giảm đáng kể. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp mặc dù đã được đầu tư nhưng chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển nông nghiệp của địa phương, trong đó có các trang trại, gia trại. Phát triển kinh tế trang trại còn mang tính tự phát, chưa theo quy hoạch, gây khó khăn trong quản lý dịch bệnh và đảm bảo vệ sinh môi trường.

Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, tham gia các mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi còn ít. Các trang trại chưa chủ động nghiên cứu nhu cầu thị trường, xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm, tham gia thương mại điện tử, hội chợ, triển lãm...

Sở NN-PTNT Hưng Yên kiến nghị Bộ NN-PTNT tham mưu cho Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, khuyến khích, thúc đẩy kinh tế trang trại phát triển bền vững. Tăng cường các hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại giúp trang trại giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ yên tâm phát triển sản xuất. Hỗ trợ kinh phí cho tỉnh tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, xây dựng các mô hình trang trại điển hình, hoạt động có hiệu quả để làm cơ sở chỉ đạo, triển khai nhân rộng…

Xem thêm
Gần 3 tháng sau bão số 3, chăn nuôi Quảng Ninh khôi phục tốt

3 tháng sau bão số 3, chăn nuôi của Quảng Ninh, nhất là đàn gia cầm tăng mạnh, cơ bản khôi phục sản xuất so với trước bão.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Đưa giống sắn mới HL-RS15 vào canh tác tại Tây Nguyên

Hội thảo giới thiệu giống sắn mới HL-RS15 và quy trình, kỹ thuật canh tác vừa được tổ chức tại vựa sắn huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai).

Hợp tác nông nghiệp công nghệ cao hỗ trợ nông dân và hợp tác xã

Còn nhiều dư địa để phát triển hợp tác nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ cao và trí tuệ nhân tạo tương thích với mô hình sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.