| Hotline: 0983.970.780

Đôi điều về giống cá lau kính

Thứ Hai 14/04/2008 , 07:00 (GMT+7)

* Vì sao cá lau kính có thể lau sạch kính trong bể nuôi cá cảnh. Giống cá này mua ở đâu và nuôi có hại gì không? Hoàng Tiến Thuật, Tiên Du, Bắc Ninh

Cá lau kính
Theo TS Trần Triết thì cá lau kính thuộc chi Hypostomus (họ Loricariidae). Chi Hypostomus gồm khoảng 116 loài, có nguồn gốc ở Trung và Nam Mỹ từ Panama đến Uruguay, phần lớn tập trung ở lưu vực sông Amazon. Việc phân loại các loài thuộc Hypostomus hiện nay rất khó khăn và nhiều công trình nghiên cứu đang được tiến hành để hoàn thiện việc phân loại nhóm cá này. Cá lau kính có tên tiếng Anh là suckermouth catfish, giới buôn bán cá cảnh gọi chúng là pleco xuất phát từ tên cũ của chi là Plecostomus.

Chúng là một loài cá cảnh rất thường gặp ở nhiều nơi trên thế giới và thông qua con đường nhân giống và buôn bán mà chúng đã thoát ra môi trường tự nhiên và được xem là loài xâm hại ở một số quốc gia. Ở Mỹ chúng đã xâm nhập nhiều tiểu bang, trong đó Florida, Texas và đặc biệt là Hawaii là các bang đã xem cá lau kính là một loài ngoại lai xâm hại. Singapore cũng báo cáo cá lau kính đã xuất hiện trong các vực nước tự nhiên...

Theo số liệu của Cục Tài nguyên sinh học Mỹ, cá lau kính là một loài có biên độ sinh thái rất rộng đối với nhiều yếu tố môi trường. Chúng sinh sống ở nơi nước tĩnh và cả ở các suối có nước chảy nhanh. Chúng có mặt ở các ao cạn và cả ở các hồ sâu, chủ yếu phân bố trong vùng nước ngọt nhưng có thể sống được trong vùng nước lợ ở cửa sông.

Chúng có thể chịu đựng được tình trạng nước bị nhiễm bẩn cao có hàm lượng oxy hòa tan thấp và ở những vực nước tù đọng với nhiều khí sulfur hydro. Cá lau kính còn có biên độ nhiệt khá rộng, là một loài nhiệt đới nhưng cũng có thể ở những nơi có nhiệt độ khá lạnh trong mùa đông. Ở Mỹ cá lau kính hiện diện trong tự nhiên ở cả các bang như Colorado, Connecticut và Pennsylvania. Một số quan sát ghi nhận rằng cá lau kính có thể di chuyển trên cạn ở một khoảng cách nhất định để chuyển từ vực nước này sang vực nước khác. Biên độ sinh thái rộng và khả năng sống mạnh mẽ đã giúp chúng trở thành một loài ngoại lai xâm lấn lý tưởng.

Tuy là một loài ăn tạp, nhưng thức ăn chính của cá lau kính là rong tảo bám trên nền đáy hoặc bề mặt thực vật. Cá lau kính chủ yếu hoạt động về đêm, được xem là khá “hiền” đối với các loài cá khác, nhưng đôi khi lại hung hăng đối với đồng loại. Ở môi trường mới, một số loài cá lau kính có thể đạt đến kích thước 70cm trong khi ở nguyên quán chúng lớn nhất chỉ vào khoảng 30cm. Điều này khá thường gặp ở các loài ngoại lai xâm lấn, chẳng hạn như cây mai dương cũng có xuất xứ từ Nam Mỹ. Ở nguyên quán cây mai dương chỉ là cỏ nhỏ 30-40cm, nhưng khi xâm lấn ở môi trường mới chúng có thể mọc thành cây bụi cao 4-5m.

Tác hại về môi trường của cá lau kính hiện chưa được biết rõ. Ở Hawaii đã ghi nhận sự phong phú của cá lau kính dẫn đến việc suy giảm một số loài cá bản địa trên các dòng chảy. Báo Tuổi Trẻ đưa tin ở đồng bằng sông Cửu Long cá lau kính hiện gặp với mật độ cao ở nhiều tỉnh, đặc biệt là ở các ao nuôi, có lẽ do hàm lượng dinh dưỡng cao tạo ra nhiều rong tảo.Theo Cục Tài nguyên sinh học Mỹ, một khi cá lau kính đã xâm lấn với mật độ cao thì việc kiểm soát chúng rất khó khăn. Ở Hawaii đã thử nghiệm nhiều biện pháp, kể cả dùng sốc điện, nhưng không thành công.

Ở nước ta, đặc biệt lo ngại là việc cá lau kính sẽ phát triển với mật độ cao trong các khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước như Tràm Chim, U Minh Thượng, Láng Sen, Tân Hưng, Lung Ngọc Hoàng, ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Sự phát triển mạnh mẽ của cá lau kính chắc chắn sẽ dẫn đến nhiều xáo trộn trong hệ sinh thái thủy vực thông qua việc mất cân bằng trong chuỗi thức ăn cũng như sự cạnh tranh trực tiếp đối với các loài cá bản địa có cùng tập tính. Hậu quả cuối cùng có thể là việc giảm thiểu đa dạng sinh học. Như vậy là tìm mua loại cá này không khó nhưng khi nuôi phải quản lý tốt đừng để cho chúng lọt ra môi trường tự nhiên .

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Hạn hán ở Gia Lai gây thiệt hại gần 10 tỷ đồng

Bên cạnh 380ha cây trồng bị thiệt hại do hạn hán, tỉnh Gia Lai còn ghi nhận hàng trăm ha cây trồng khác đang thiếu nước và chưa thể thống kê đủ mức độ thiệt hại.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

'Hạ nhiệt' những 'điểm nóng' thiếu nước sinh hoạt

Những xã khu Đông huyện Phù Mỹ (Bình Định) luôn là 'điểm nóng' về thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô hạn, nhưng năm nay khu vực này đã được hạ nhiệt căng thẳng.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm