| Hotline: 0983.970.780

“Đổi phận” cây tre

Thứ Ba 23/09/2014 , 08:14 (GMT+7)

Những người thợ đan lọp, lờ đánh cá xã Hòa Long, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp biết cách “hô biến” một cây tre giá chỉ mấy chục ngàn đồng thành bạc triệu.

Làng nghề trăm năm

Hằng năm, từ tháng 6 âm lịch trở đi, khi nước từ thượng nguồn đổ về cũng là lúc làng nghề đan lọp tép ở xã Hòa Long hoạt động hết công suất để phục vụ cho nhu cầu đánh bắt của người dân mùa nước nổi.

Các cụ cao niên ở Hòa Long bảo rằng, trời phú cho những cánh đồng, kênh rạch, con sông ở Lai Vung dồi dào sản vật tôm cá. Từ hàng trăm năm trước, dân làng đã biết chế tạo những ngư cụ đánh bắt cá, tép thủ công để những bữa ăn giàu chất đạm.

Thời ấy chẳng có dây kẽm, dây đồng dẻo dai như bây giờ. Người ta chặt cây lùn (một loại cây thường mọc ở rìa sông, cao từ 2 - 2,5 mét) đem về nhà, lấy đoạn thân già rồi chẻ ra, bỏ phần ruột, chỉ lấy phần cật phía bên ngoài, sau đó phơi “ba sương hai nắng” (3 ngày 2 đêm) để làm dây bện các nan tre và gắn các chi tiết lại với nhau. Cật cây lùn bóng đẹp và bền với thời gian, ngâm nước 2 - 3 năm không đứt.

Ở Đồng Tháp, về những miền quê đâu đâu cũng thấy tre mọc um tùm, nên những người thợ đan lát làng nghề lọp ở Hòa Long chẳng bao giờ khan hiếm nguyên liệu.

Ông Hai Thọ, chủ cơ sở SX lờ - lợp làm hàng quà tặng có tiếng ở ấp Long Bình, xã Hòa Long chia sẻ: “Muốn có một ngư cụ đánh cá bền và đẹp, trước tiên tre dùng để đan phải thật tốt, không quá già, không quá non, phơi thật khô, sau đó mới chẻ ra lấy cật và dùng dao chuốt cho bóng.

Đối với những loại nan tròn và nhỏ như nan hoa, dân làng nghĩ ra cách đục một lỗ nhỏ ở vành xe đạp, rau đó vót nhọn đầu xỏ qua lỗ và rút như người thợ kim hoàn kéo sợi bạc. Công việc này tẩn mẩn và rất cần sự khéo léo”.

Vươn ra tỉnh bạn

Làm mãi cũng thành quen, người dân xã Hòa Long thuần thục đan lát một cách tự nhiên như đàn bà con gái thời xưa đến tuổi lấy chồng phải biết thêu thùa, may vá. Nhu cầu sử dụng ngư cụ đánh bắt cá tôm tăng lên, nhiều gia đình đã mở cơ sở SX lọp, lờ, nơm… để bán. Tiếng lành đồn xa, thương hiệu lọp, lờ Hòa Long ngày càng cắm rễ trong trí nhớ của những người sống bằng nghề săn cá.

Năm 2003, nghề đan lọp tép xã Hòa Long được UBND tỉnh Đồng Tháp công nhận làng nghề truyền thống. Các hộ dân làm lọp tép có những mối hàng lớn tù các tỉnh lân cận thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, kể cả một số tỉnh Đông Nam bộ.

Trung bình mỗi năm số lượng lờ, lợp nơi đây xuất ra thị trường khoảng trên 10 triệu cái, từ tháng 9 đến tháng 11 là khoảng thời gian số lượng lờ, lọp được tung ra thị trường nhiều nhất trong năm.

Hằng năm huyện Lai Vung phối hợp với Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp của tỉnh mở những lớp đan nhằm tạo cơ hội cho bà con việc làm, vững tay nghề, ổn định cuộc sống.

Hiện tại, nghề đan lờ, lọp đã giải quyết việc làm cho 3.000 lao động địa phương. Nhằm tạo thêm động lực cho người dân phát triển nghề truyền thống, huyện Lai Vung đã có chính sách hỗ trợ vay vốn cho người dân. Ngoài ra, mở rộng tuyến đường Cái Chanh, tạo điều kiện thuận lợi cho bà con mua bán, trao đổi sản phẩm.

Phục vụ du lịch

Không chỉ đan ngư cụ đánh bắt cá, người dân xã Hòa Long đang chuyển hướng sang SX sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch và trang trí nội thất làm từ tre, trúc. Những chiếc nơm, lọp, lờ thu nhỏ với hình dáng bắt mắt, đậm chất thôn dã đang được thị trường rất ưa chuộng.

Theo ông Hai Thọ, một cây tre chỉ có giá 50.000 đồng nhưng qua bàn tay tài hoa của người thợ thủ công xã Hòa Long có thể tạo ra khoảng 100 sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch. Giá của mỗi sản phẩm dao động khoảng 20.000 - 40.000 đồng. Như vậy, giá trị của một cây tre sẽ được nhân lên hàng chục lần. Chúng tôi vẫn thường ví von mình là những người… đổi phận cây tre.

“Gia đình tôi tó 3 người, mỗi tháng làm được khoảng 3.000 sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch. Làm đến đâu hết đến đó, thậm chí nhiều thời điểm cháy hàng. Tôi đang tính thuê thêm nhân công để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Những xã khác, thanh niên bỏ làng lên thành thị kiếm việc làm, còn ở đây 10 thanh niên chỉ có 3 - 4 người rời quê. Hòa Long quê tôi là nơi dễ sống và đáng sống”, ông Hai Thọ nói.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối nhiều ngày, ngư dân khốn đốn

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối khiến ngư dân như ngồi trên đống lửa. Nhiều chủ tàu cập cảng tại Quảng Trị rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm