| Hotline: 0983.970.780

Đối phó với ốc bươu vàng hại lúa

Thứ Hai 05/03/2018 , 15:35 (GMT+7)

Theo báo cáo của Chi cục Trồng trọt & BVTV tỉnh Nghệ An, hiện lúa xuân đang trong giai đoạn đẻ nhánh và đẻ nhánh rộ. Ốc bươu vàng đã phát sinh gây hại trên 692,1ha. Các địa phương đang tích cực tập trung tiêu diệt...

12-47-22_nong-dn-con-cuong-tich-cuc-r-dong-tieu-diet-oc-buou-vng
Nông dân Con Cuông tích cực ra đồng tiêu diệt ốc bươu vàng

Con Cuông là một trong những huyện có diện tích lúa bị ốc bươu vàng phát sinh, gây hại lớn nhất tỉnh với 113ha, tập trung tại các xã Môn Sơn, Lục Dạ, Mậu Đức, Lạng Khê, Yên Khê. Mật độ trung bình theo thống kê của Trạm Trồng trọt & BVTV huyện Con Cuông là 1 - 2 con/m2, nơi cao 5 - 7 con/m2, phổ biến là ốc trưởng thành, ốc to, khả năng gây hại lớn.

Để phòng trừ ốc bươu vàng, huyện Con Cuông chỉ đạo UBND các xã phối hợp chặt chẽ cơ quan chuyên môn tổ chức thăm đồng nắm tình hình, tiến hành cấy dặm diện tích ốc gây hại nhằm đảm bảo mật độ. Các xã phát động bà con nông dân đồng loạt ra quân bắt, đem tiêu hủy ốc non, ốc trưởng thành và ổ trứng.

Nhiều biện pháp đã được nông dân Con Công thực hiện như cắm que xung quanh bờ ruộng để ốc trưởng thành lên đẻ trứng, sau đó thu gom, tiêu hủy ổ trứng, hoặc tạo rãnh thoát nước xung quanh bờ ruộng để ốc sống tập trung trong rãnh, thuận lợi cho việc thu gom, bắt diệt; giữ đủ ẩm trong ruộng, tháo cạn nước để hạn chế ốc di chuyển, gây hại.

Theo ghi nhận của NNVN, ngay trong một buổi sáng người dân các thôn của xã Lạng Khê sau khi trển khai ra quân dập dịch đã bắt và xử lý  gần 1 tấn ốc bươu vàng.

12-47-22_nu-nuoc-soi-xu-ly-2
Nấu nước sôi xử lý

Ông Ngân Đình Phòng, Phó Chủ tịch UBND xã Lạng Khê cho biết: “Đây là thời điểm ốc bươu vàng đẻ trứng rộ. Để khống chế loại sinh vật gây hại này phát sinh sang các mùa sau, địa phương phát động toàn dân ra đồng bắt và tiêu hủy. Theo đó người dân ở 6/7 thôn bản đồng loạt ra đồng. Số ốc bươu vàng bắt được sẽ được tập trung xử lý bằng cách nấu nước nước sôi xử lý sau đó đào hố, rải vôi chôn”.

Bà Nguyễn Thị Ngân, Trạm trưởng Trạm trồng trọt & BVTV huyện Con Cuông cho biết: “Trước nạn ốc bươu vàng gây hại lúa, Trạm đã cử cán bộ trực tiếp xuống các địa phương phối hợp, hướng dẫn người dân dập dịch. Bà con có thể dùng phương pháp thủ công như bắt bằng tay, đào rãnh hai bên để làm khô nước; bỏ các loại váng sắn, váng khoai dụ ốc lại một chỗ để bắt. Ngoài ra có thể cắm cọc cho ốc bươu vàng lên đẻ trứng rồi bắt.

Đối với diện tích có mật độ cao nông dân có thể phun trừ bằng một trong các loại thuốc trừ ốc đặc hiệu như Vua ốc 700WP, VT- Dax 700WP... Bà con cũng nên tích cực thăm đồng để phát hiện và phòng trừ các loại sâu bệnh khác nhằm đảm bảo cho cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt”.

Theo Chi cục Trồng trọt & BVTV Nghệ An, trong tổng số 692,1ha bị ốc bươu vàng tấn công có 116ha nhiễm nặng, mật độ nơi cao 3 – 5 con/m2, cục bộ 15 - 20 con/m2. Diện tích nhiễm ốc bươu vàng tập trung tại các huyện Diễn Châu, Nghi Lôc, TP Vinh, Con Cuông. Hiện nay, các địa phương đã tổ chức phòng trừ được trên 289ha.

12-47-22_ri-voi-truoc-khi-chon-lp
Rải vôi trước khi chôn lấp

Ông Nguyễn Tiến Đức, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt & BVTV Nghệ An cho biết: “Phòng Nông nghiệp các huyện cần hướng dẫn nông dân bắt diệt ốc trên những diện tích có mật độ gây hại cao. Ưu tiên áp dụng các biện pháp thủ công, những nơi có mật độ quá cao, diện tích lớn có thể sử dụng các loại thuốc, bả có hoạt chất Metaldehyde, Niclosaminde… theo liều lượng khuyến cáo để diệt trừ”.

Ngoài ốc bươu vàng còn phát sinh một số đối tượng gây hại khác như tuyến trùng rễ (244,1ha); đạo ôn lá (6,3ha); chuột (57,5ha). Các cây trồng khác như ngô xuất hiện bệnh đốm lá, bệnh khô vằn, chuột, sâu đục cắn lá, sâu đục thân… Bệnh chồi cỏ trên mía (1.891ha nhiễm, trong đó có 448,5 ha nhiễm từ trung bình đến nặng)…

 

Xem thêm
Đàn vật nuôi Bình Định tăng đều trong quý I

Sau Tết, người chăn nuôi ở Bình Định tích cực tái đàn nên đàn vật nuôi ở tỉnh này tăng đều trong quý I/2025.

Muôn kiểu phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

BÌNH ĐỊNH Trước nguy cơ dịch tả lợn Châu Phi có thể bùng phát bất cứ lúc nào, ngành chức năng Bình Định có nhiều cách phòng dịch bệnh nguy hiểm này để bảo toàn đàn lợn.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Trái cây an toàn, chất lượng nhờ công nghệ giám sát ruồi vàng

BÌNH DƯƠNG Sử dụng công nghệ IoT giám sát ruồi vàng giúp nông dân chủ động hơn trong việc phòng trừ, không phải đợi đến khi ruồi vàng gây hại quá nặng mới xử lý.

Ngành thủy sản cần bình tĩnh, chủ động tối ưu chuỗi giá trị

Người dân, doanh nghiệp thủy sản Việt Nam cần tránh tâm lý lo sợ dẫn đến tình trạng thu hoạch ồ ạt thủy sản nuôi hoặc hạn chế sản xuất, xuống giống...

Cơn mưa dập tắt đám cháy rừng trên núi

Sơn La Vụ cháy xảy ra chiều 5/4, ở khu vực núi cao, dốc đứng, địa hình hiểm trở, nhiều đá lăn nên việc tiếp cận hiện trường, chữa cháy gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất