| Hotline: 0983.970.780

Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa!

Thứ Bảy 12/10/2013 , 14:28 (GMT+7)

“Khi biết được tin Đại tướng qua đời, tôi đứng ngồi không yên nhiều lúc phải ôm thật chặt cột cột nhà khóc cho thỏa nỗi xót thương” - Đại tá Nguyễn Tựu 90 tuổi tâm sự.

“Khi biết được tin Đại tướng qua đời, mặc dù ở xứ Huế xa xôi mưa tầm tã nhưng tôi đứng ngồi không yên nhiều lúc phải ôm thật chặt cột cột nhà khóc cho thỏa nỗi xót thương. Bất ngờ và tiếc thương quá” Đó là tâm trạng của Đại tá Nguyễn Tựu 90 tuổi Hội cựu chiến binh thành phố Huế vừa gạt dòng nước mắt vừa nói với chúng tôi.

Đó không chỉ là tâm trạng của cụ Tựu mà là tâm trạng của nhân dân Miền Trung vào những ngày đau thương này. Ngoài trời mưa trong lòng nước mắt vẫn tuôn khóc vì Đại tướng, vì nhân cách của một con người vĩ đại.






Vượt hàng trăm cây số chúng tôi vào Quảng Bình vào một buổi chiều tiết thu se lạnh. Qua đèo Ngang bước chân tới đất Quảng Bình trời mưa tầm tã. Những hàng cờ rủ dưới làn mưa bay. Người buồn, trời buồn và cảnh vật như lặng im trong sự nuối tiếc và chờ đợi.

Được biết cũng trong lúc này ở Hà Tĩnh, Huế thời tiết cả hai đầu vẫn nắng, ai đến Quảng Bình mới chứng kiến được những cơn mưa xối xả không ngớt. Hình ảnh các em học sinh đội mưa nâng di ảnh của Người trước ngực nghiêng mình như ôm chặt niềm tin về sức mạnh, tinh thần đoàn kết của người dân Miền Trung thân yêu dành trọn cho Người.

Cũng trong lúc này từng đoàn người lặng lẽ xếp hàng nhích dần, nhích dần để mong được vào viếng Người quên cả mưa, đói, khát miễn sao được đến nơi đây dâng nén hương thơm tưởng nhớ về Người.

Chị Nguyễn Thị Hà – Số 11, Cô Tấm, P Hải Định, TP Đồng Hới vừa khóc vừa nói với chúng tôi: Kể từ ngày được tin Người ra đi cả nhà tôi thấp thỏm chẳng còn tâm trạng để kinh doanh, cứ xa xẩn vào ra ngóng chờ Bác về, đứa con gái đang theo học ở Học Viện Hậu cần cũng tha thiết xin mẹ về cho kịp chuyến xe đêm ngày mai viếng Bác.

Có lẽ cơn mưa không ngăn cản được dòng người và nước mắt tiếc thương. “Suốt đêm không ngủ ông Nguyễn Hệ thôn Thọ Sơn, Quảng Đông, Quảng Trạch nơi Bác về yên nghĩ nói trong lo âu: Chờ đợi từng giây từng phút mong sao ngày đêm qua mau để Bác về với nhân dân Quảng Đông. Tôi chỉ sợ ngày Bác về đoàn người sẽ đổ về quá đông không vào nhìn được linh cữu của Người. Nói đến đây Ông Hệ nước mắt lưng tròng nhìn xa xăm. Không chỉ ông Hệ mà tất cả người trong vùng đều mang tâm trạng đó. Nhưng chúng tôi biết được sẽ không hạn chế người dân ra đường đón Bác nên an ủi ông đừng lo.

Tại Hội trường UBND Tỉnh Quảng Bình nơi diễn ra lễ truy điệu Đại tướng chúng tôi quan sát có rất nhiều đoàn đại biểu từ mọi miền, khắp cả các tỉnh Miền Trung đổ về mặc cho ngoài trời vẫn mưa tầm tã, nhiều cựu chiến binh vẫn đội mưa đứng xếp hàng nâng di ảnh Đại tướng như hướng tới một niềm tin cao cả đứng trước anh linh của người thắp một nén hương mới thỏa lòng mong đợi.

Chị Võ Thị Thoài – P. Giám đốc kho bạc nhà nước tỉnh nghẹn ngào nói: Đã hơn 10 ngày nay tâm tưởng của tôi không khi nào nguôi ăn không ngon, ngủ không yên chỉ mong ngày Bác về lại với quê hương. Mặc dù Bác không còn sống ở trên đời, Bác đã đi xa về thế giới bên kia nhưng hình bóng của Người luôn trong tâm khảm người dân Quảng Bình chúng tôi.

12h30 trời đã ngã chiều dòng người vẫn hối hả đổ về,có lẽ trong tâm tưởng mọi người ai cũng sợ hết giờ không kịp thời gian để được vào viếng Bác. Đời tuôn nước mắt, ngoài kia trời vẫn tuôn mưa...

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm