| Hotline: 0983.970.780

Dồn lực để ATK Định Hóa hoàn thành xây dựng NTM năm 2023

Thứ Năm 28/07/2022 , 15:09 (GMT+7)

Đó là quan điểm chỉ đạo của Thứ trưởng Trần Thanh Nam tại hội thảo đóng góp vào đề án xây dựng huyện Định Hóa (tỉnh Thái Nguyên) đạt chuẩn NTM vào năm 2023.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam mong muốn Định Hóa sẽ đạt mục tiêu hoàn thành xây dựng NTM vào năm 2023. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam mong muốn Định Hóa sẽ đạt mục tiêu hoàn thành xây dựng NTM vào năm 2023. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Điểm xuất phát thấp, khối lượng công việc lớn

Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên là an toàn khu, căn cứ địa cách mạng trong những năm kháng chiến chống Pháp. Khi đến thăm Di tích quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa, dự Ngày hội đại đoàn kết các dân tộc huyện Định Hóa và làm việc với lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên giữa tháng 11/2021, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chỉ đạo, cho chủ trương, định hướng xây dựng Định Hóa đạt chuẩn huyện nông thôn mới vào năm 2023.

Báo cáo của UBND huyện Định Hóa, tính đến hết năm 2021, Định Hóa mới có 11/22 xã đạt chuẩn NTM, số tiêu chí bình quân/xã đạt 15,8 tiêu chí, không còn xã đạt dưới 11 tiêu chí.

Sau rà soát 9 tiêu chí huyện NTM, Định Hóa còn đạt thấp với chỉ 2/9 tiêu chí gồm thủy lợi và phòng chống thiên tai, chất lượng môi trường sống. Số xã đạt chuẩn NTM có tỷ lệ thấp, số xã chưa đạt chuẩn mới đạt bình quân 12,5 tiêu chí/xã. Trong đó, có 3 xã khu vực 3 có điều kiện đặc biệt khó khăn, 8 xã khu vực 2 và 48 xóm đặc biệt khó khăn đang thụ hưởng chương trình 135. Số xã đạt chuẩn NTM giai đoạn 2015 - 2020 có  nhiều tiêu chí chưa đạt so với chuẩn mới.

Để đạt chuẩn NTM vào năm 2023, thời gian chỉ còn 1,5 năm nữa. Định Hóa sẽ phải phấn đấu có thêm 50% số xã trên địa bàn về đích NTM.  Có 3 xã hoàn thành xã NTM nâng cao, huyện sẽ phải hoàn thành 7/9 tiêu chí huyện NTM. Các tiêu chí của huyện, của xã đều phải tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng cập theo chuẩn mới.

Thực tế, trong 10 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM từ 2012,  tổng nguồn lực huy động xây dựng NTM tại Định Hóa là hơn 3000 tỷ đồng nhưng chỉ có 4,8 tỷ đồng được phân bổ từ nguồn ngân sách huyện. Để hoàn thành xây dựng NTM vào năm 2023, theo tính toán, Định Hóa cần tập trung nguồn vốn hơn 1900 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách các cấp có gần 900 tỷ.

Cụ thể, 470 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương, 252 tỷ từ nguồn ngân sách tỉnh và 142 tỷ từ nguồn ngân sách huyện và xã. Ngoài ra, nguồn vốn đóng góp của nhân dân, doanh nghiệp và vốn tín dụng dự kiến là 376 tỷ. Thực tế thắng lợi mục tiêu hoàn thành xây dựng NTM vào năm 2023, Định Hóa cần thêm 700 tỷ đồng. Nguồn lực trên đã được một số bộ ban ngành Trung ương xác lập.

Tự giác tri ân

Trên cơ sở đề xuất từ địa phương, thứ trưởng Bộ NN- PTNT Trần Thanh Nam cho rằng, xây dựng NTM, phát triển kinh tế xã hội tại Định Hóa có ý nghĩa đặc biệt, thể hiện sự tri ân đối với vùng đất cách mạng, an toàn khu đầu tiên, nơi khởi nguồn chiến thắng Điện Biên Phủ. Đó cũng là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước về giảm nghèo, xây dựng NTM tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.

Tuy nhiên, do thời gian không có nhiều với khối lượng công việc lớn, Thứ trưởng Trần Thanh Nam thống nhất đề xuất phân bổ nguồn ngân sách Trung ương của một số chương trình trong cả giai đoạn được tập trung vào thời điểm năm 2022 và 2023. Bộ NN- PTNT với vai trò cùng với văn phòng Quốc hội và UBND tỉnh Thái Nguyên, UBND huyện Định Hóa là đầu mối của chương trình sẽ ưu tiên cho Định Hóa tham gia các chương trình chuyên đề như OCOP, ứng dụng KHCN, du lịch lịch sử sinh thái…

Đặc biệt, Thứ trưởng gợi mở việc chuyển vùng Đề án của Định Hóa từ cấp huyện lên cấp tỉnh để có sự kết nối  chặt chẽ giữa Trung ương và địa phương trong việc phân bổ, sử dụng nguồn vốn cho chương trình. Từ những cam kết của các bộ ban ngành Trung ương và địa phương, Thứ trưởng yêu cầu, nguồn đầu tư đã được xác lập, vấn đề là sử dụng sao cho đạt các yêu cầu để mục tiêu đạt đến phải đảm bảo sự phát triển ổn định, thúc đẩy quê hương cách mạng bứt phá tiến lên bền vững.

Xem thêm
Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Hà Nội có hơn 2.700 sản phẩm OCOP, nhiều nhất cả nước

Tính đến tháng 4/2024, 63 tỉnh/thành trên phạm vi toàn quốc đã đánh giá, phân hạng được 12.075 sản phẩm OCOP, trong đó Hà Nội có 2.711 sản phẩm, chiếm số lượng nhiều nhất.