| Hotline: 0983.970.780

Đại Từ: Đô thị xanh, vùng kinh tế du lịch nông nghiệp hàng đầu Thái Nguyên

Thứ Ba 05/04/2022 , 10:22 (GMT+7)

Từ lâu, người xứ chè ở tỉnh Thái Nguyên vẫn luôn coi mảnh đất huyện Đại Từ chính là một Thái Nguyên thu nhỏ.

Sức bật nông thôn mới

Đại Từ từng có phố huyện sầm uất nhất trong số các huyện lỵ của Thái Nguyên. Có sự hiện diện của nền công nghiệp hiện đại, có hương chè Hùng Sơn, La Bằng... tỏa ngát muôn phương. Dòng sông Công dọc triền Tam Đảo tạo nên Hồ Núi Cốc trữ tình và mảnh đất ATK Đại Từ thơ mộng.

Trong giai đoạn 2015 - 2020, Đại Từ đã triển khai thực hiện một loạt giải pháp hữu hiệu, vượt qua khó khăn, thực hiện đạt và vượt hầu hết các chỉ tiêu nghị quyết đề ra. Thay đổi dễ nhận thấy nhất ở khắp 30 xã, thị trấn của huyện chính là nông thôn đã có bước đột phá mạnh mẽ. Với tổng nguồn vốn huy động cho xây dựng nông thôn mới trên 916 tỷ đồng, toàn huyện có 21/28 xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, bình quân các xã đạt từ 16 tiêu chí, không còn xã đạt dưới 10 tiêu chí, huyện Đại Từ được đánh giá là địa phương dẫn đầu phong trào xây dựng nông thôn mới của tỉnh Thái Nguyên, được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.

Một góc trung tâm huyện Đại Từ. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Một góc trung tâm huyện Đại Từ. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Thành quả của xây dựng nông thôn mới đã thu hút nhiều nhà đầu tư vào huyện. Trong 5 năm, tổng vốn ngoài ngân sách dành cho xây dựng kết cấu hạ tầng có mức tăng mạnh, đạt trên 9.000 tỷ đồng. Cùng với nguồn lực đầu tư của Nhà nước, huyện đã sử dụng có hiệu quả số vốn này trong phát triển cơ sở hạ tầng. Trong đó, kinh phí làm đường giao thông 650 tỷ đồng, xây dựng, sửa chữa phòng học 2.200 tỷ đồng, đầu tư xây dựng đường điện  trên 700 tỷ đồng…

Từ những chuyển biến mạnh mẽ của bức tranh kinh tế xã hội, huyện Đại Từ đấu trở thành huyện nông thôn mới trước năm 2025.

Nông thôn mới mang màu sắc riêng

Ông Triệu Hồ Quang, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đại Từ cho biết: với hơn 6300 ha chè, Đại Từ là vựa chè số 1 của tỉnh Thái Nguyên. Ít năm gần đây, thực hiện đề án phát triển chè, sản phẩm chè của huyện đã có sự thay đổi tích cực và mang lại giá trị ngày càng cao trên một đơn vị diện tích. Cùng với chè, cây ăn quả cũng là một trong những cây trồng được chú trọng phát triển mạnh ở Đại Từ.

Nhằm mở rộng diện tích cây ăn quả, huyện chỉ đạo các địa phương tận dụng vùng đất bãi, gò đồi, bán sơn địa, những diện tích trồng lúa, chè không hiệu quả để trồng cây ăn quả. Đến nay, toàn huyện có trên 300 ha cây ăn quả các loại đang cho thu hoạch, tập trung ở các xã: Tiên Hội, Quân Chu, Cát Nê, Ký Phú, Yên Lãng và thị trấn Quân Chu… Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, áp dụng phương thức thực hành sản xuất nông nghiệp tốt để tiếp cận với các giá trị chuẩn thế giới mang đến kỳ vọng về sự sự bùng nổ xuất ngoại của các mặt hàng nông sản ở Đại Từ.

Huyện Đại Từ chủ trương xây dựng NTM gắn với phát triển du lịch sinh thái, tận dụng tiềm năng, thế mạnh du lịch của địa phương. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Huyện Đại Từ chủ trương xây dựng NTM gắn với phát triển du lịch sinh thái, tận dụng tiềm năng, thế mạnh du lịch của địa phương. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Ông Phạm Duy Hùng, Bí thư huyện ủy Đại Từ cho biết: Điểm khác biệt của nông thôn mới Đại Từ mang đặc trưng của thổ nhưỡng, sinh khí vùng đất huyền thoại bên sườn Tam Đảo. Chủ trương xây dựng NTM của huyện được đặt thành khẩu hiệu la phấn đấu để Đại Từ trở thành đô thị xanh, vùng kinh tế du lịch nông nghiệp hàng đầu của Thái Nguyên. Việc khai thác những tiềm năng du lịch còn rất lớn của đặc trưng vùng Hồ núi Cốc, vùng sườn Đông Tam Đảo kết hợp với những đồi chè mướt mải, những vườn cây trái dưới chân thiền viện Trúc Lâm sẽ tạo ra trải nghiệm ấn tượng về một vùng sinh thái trời ban.

Cụ thể chủ trương nói trên, Đại Từ xây dựng lộ trình trở thành thị xã trực thuộc tỉnh vào năm 2025. Hiện nay, huyện mới đạt 3/9 tiêu chí của huyện NTM, còn lại 6 tiêu chí phải hoàn thành gồm: Quy hoạch, giao thông, y tế - văn hoá - giáo dục, sản xuất, môi trường và an ninh trật tự xã hội. Trong đó, tiêu chí quy hoạch được địa phương đặc biệt quan tâm. Việc quy hoạch mở để giữ lại tư liệu, giữ lại dư địa hướng đến không gian du lịch cho các thế hệ sau tiếp nối,  phát huy. Trước mắt, huyện phấn đấu thực hiện đạt chuẩn NTM cho 7 xã còn lại. Mục tiêu đến năm 2025, có thêm 18 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 3 xã đạt NTM kiểu mẫu.

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Mô hình tuyến đường kiểu mẫu ở Đồng Tháp

Đồng Tháp Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Đồng Tháp góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững, tạo dựng một môi trường sống xanh, sạch, đẹp và văn minh.

Xây dựng sản phẩm OCOP vươn tầm xuất khẩu

Bắc Kạn Sau nhiều năm thực hiện chương trình OCOP, một số sản phẩm của tỉnh Bắc Kạn đã tạo được chỗ đứng trên thị trường, hướng tới xuất khẩu.