| Hotline: 0983.970.780

Dòng Mekong đang kiệt quệ

Thứ Năm 11/01/2018 , 11:05 (GMT+7)

Với chiều dài gần  4.800 km, diện tích 795.000 km vuông, hiện Mekong là con sông lớn thứ hai thế giới, nơi cư trú của khoảng 1.700 loài cá.

Tuy nhiên xét về sự đa dạng sinh học thì dòng sông từng là sinh kế của hàng trăm triệu người dân nhiều quốc gia ở châu Á đang bị đe dọa nghiêm trọng.

Ngư dân Campuchia than vãn lượng cá tôm trên sông Mekong giảm dần hàng năm

Theo các thông tin mới nhất từ Ủy hội sông Mekong, do tốc độ hủy hoại đáng báo động của dòng Mekong thời gian qua, nguyên thủ của sáu quốc gia trong vùng có cuộc họp cấp cao ngày 10/1 tại thủ đô Phnom Penh (Campuchia) để tìm giải pháp cho vấn đề này. Dòng Mekong khởi nguồn từ cao nguyên Thanh- Tạng (tây nam Trung Quốc) rồi xuyên qua Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và cuối cùng là Việt Nam, sau đó đổ ra biển. Ước tính có khoảng 60 triệu người dân các quốc gia kể trên sinh sống dựa vào dòng sông này trên tổng số 326 triệu dân sống dọc theo chiều dài dòng sông.

Trước đó, hãng tin AFP của Pháp đã cử phóng viên tiến hành một cuộc điều tra, khảo sát dọc theo chiều dài sông Mekong và ghi lại những thông tin, hình ảnh về nguy cơ suy kiệt các nguồn tài nguyên cũng như hệ sinh thái của sông Mekong. Ngư dân 32 tuổi, người Campuchia có tên Sles Hiet cho biết: “Gia đình nhiều đời nhà tôi đều sống nhờ vào dòng Mekong. Dòng sông này đã nuôi sống hàng chục triệu người dân đất nước tôi nhưng hiện nay các đập bê tông, chủ yếu của Trung Quốc được xây dựng hàng loạt ở phía thượng lưu đang khiến không chỉ ngư dân Campuchia chúng tôi mà người dân các nước Đông Nam Á láng giềng khác cũng lĩnh đủ”.

Anh Sles Hiet là người dân thuộc cộng đồng người thiểu số dòng Chăm Hồi giáo rất nghèo ở tỉnh Kandal, tài sản chỉ có một chiếc thuyền đánh cá nhỏ, cả nhà lênh đênh trên sông nước. Anh này cho biết, việc đánh bắt cá mỗi năm thêm khó khăn nhưng không biết nguyên do vì sao.

Theo SCMP, tính đến thời điểm này, Trung Quốc đã dựng 6 con đập ở thượng nguồn và dự kiến sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng thêm từ 6 đến 7 đập khác về phía nam, bất chấp các cảnh báo từ giới khoa học cũng như các nhà hoạt động bảo vệ môi trường. Các công ty Trung Quốc bị tố đã và đang đầu tư hàng triệu USD vào nhiều dự án đập thủy điện, nhưng không tiến hành đánh giá các tác động môi trường và xã hội một cách toàn diện…Kết quả các báo cáo nghiên cứu gần nhất về hiện trạng sông Mekong của các nhà khoa học cho thấy, thói quen di cư theo dòng chảy của các loài cá đã bị gián đoạn do luồng lạch thay đổi, trầm tích cũng như hệ sinh thái là nguồn thức ăn của các loài thủy sinh ngày một cạn kiệt.

Trước đó hồi cuối năm ngoái, phát biểu tại cuộc họp xung quanh vấn đề này mang tên Diễn đàn Hợp tác Lan Thương-Mekong tại tỉnh Vân Nam, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cho biết, Bắc Kinh có tiềm năng thúc đẩy phát triển kinh tế ở cả sáu nước hạ lưu sông Mekong. Tuy nhiên, theo các chuyên gia nghiên cứu cũng như các nhà hoạt động bảo vệ môi trường thì Mekong là một nguồn tài nguyên kinh tế rất lớn cho khu vực, tạo nên những vùng đất màu mỡ nhất cho phát triển nông nghiệp và đánh bắt thủy hải sản. Giới này đều cho rằng, chính vì thế nên nó có nguy cơ trở thành điểm nóng lớn nhất giữa Trung Quốc và các quốc gia ASEAN sau vấn đề Biển Đông.

Theo THX, trong 10 tháng đầu năm 2017, trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và 5 quốc gia ASEAN thuộc khối Hợp tác Lan Thương-Mekong đạt 17,76 tỷ USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ 2016. Dự kiến cả năm 2017 ước đạt trên 20 tỷ USD, trong đó phía Trung Quốc đầu tư vào 5 nước 2,68 tỷ USD, tăng 22,3%.

 

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Mỹ không còn hệ thống phòng không Patriot để gửi cho Ukraine

Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan cho biết Washington không còn hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine, nhưng sẽ gây áp lực buộc EU và NATO chia sẻ cho Kiev.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm