Tính đến đầu tháng 7/2019, toàn tỉnh có gần 451 ha sắn bị bệnh (chiếm trên 4% diện tích sắn toàn tỉnh). Nguyên nhân dịch khảm lá sắn lây lan do nông dân không sử dụng giống sắn kháng bệnh, diện tích trồng tự phát lớn nhưng vẫn sử dụng giống sắn nhiễm bệnh để tái sản xuất; khâu kiểm soát giống chưa tốt; việc sử dụng thuốc BVTV trong phòng trừ dịch chưa hiệu quả…
Dịch bệnh khảm lá sắn đang có chiều hướng tăng nhanh trên đồng ruộng tỉnh Đồng Nai. |
Ngoài ra, bệnh sâu keo mùa thu trên cây bắp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến nay cũng đã xuất hiện với gần 405 ha bị nhiễm bệnh. Hầu hết các giống bắp đang trồng đại trà trên đồng ruộng đều bị sâu keo mùa thu gây hại và bệnh có chiều hướng lây lan nhanh.
Cần tích cực trong công tác kiểm tra, phát hiện sớm dịch bệnh để phòng trừ. |
Tại hội nghị phòng, chống bệnh khảm lá sắn và sâu keo mùa thu trên cây bắp năm 2019, do Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai vừa tổ chức, ông Lê Văn Thiệt, Phó Cục trưởng Cục BVTV lưu ý: Đối với sâu keo mùa thu, nông dân phải thăm đồng thường xuyên, phát hiện ổ dịch và sớm xử lý để đạt hiệu quả cao. Đội ngũ cán bộ BVTV cơ sở tại các địa phương cần tích cực kiểm tra, phát hiện sớm để phòng trừ hiệu quả. Đặc biệt, khuyến khích sử dụng các biện pháp sinh học trong phòng trừ sâu keo mùa thu; với dịch khảm lá sắn cũng cần nhân rộng mô hình sử dụng giống chống chịu được bệnh.