| Hotline: 0983.970.780

Đông Nam Á & nạn khủng bố 'Hồi giáo cực đoan'

Thứ Sáu 26/05/2017 , 01:15 (GMT+7)

“Vòi bạch tuộc”mang đậm tính khủng bố của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã lan tới Đông Nam Á.

Gần đây nhất là vụ đánh bom kép đêm 24/5 tại thủ đô Jakarta (Indonesia) và diễn biến bạo lực trước đó - chặt đầu một cảnh sát trưởng - của nhóm phiến quân có liên hệ với IS tại Marwi (miền Nam Philippines).
 

Từ Indonesia đến Myanmar

Hiến pháp Indonesia chính thức công nhận chỉ 6 tôn giáo gồm Hồi giáo, Tin Lành, Công giáo La Mã, Ấn Độ giáo, Phật giáo và Nho giáo. Vì vậy, dù không được coi là một nhà nước Hồi giáo, Indonesia lại có đa số tín đồ Hồi giáo đông nhất thế giới, với 86,1%  dân số (khoảng 180 triệu người) tuyên bố là tín đồ đạo này theo cuộc điều tra dân số năm 2000.

Hiện trường vụ nổ bom ở Jakarta đêm 24/5. Ảnh: Twitter/CNA.

Đa số tín đồ Hindu Indonesia là người Bali, và đa số tín đồ Phật giáo tại Indonesia ngày nay là người Hoa. Dù hiện là tôn giáo thiểu số, Hindu giáo và Phật giáo vẫn có ảnh hưởng trong văn hóa Indonesia. Giới chức Indonesia -quốc gia có số dân theo Hồi giáo đông nhất thế giới, không khỏi lo ngại về sự trỗi dậy ngày càng lớn của chủ nghĩa cực đoan, với một thế hệ phiến quân trẻ trung thành với tư tưởng của nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.

Còn tại Philippines, vụ tấn công tại Marwi được nhắc ở trên, xảy ra sau khi lực lượng an ninh Philippines tổ chức vây bắt quanh một căn nhà ở Marawi - được cho là có một lãnh đạo của nhóm Hồi giáo Abu Sayyaf đang lẩn trốn.

Abu Sayyaf là nhóm Hồi giáo nổi tiếng về những vụ bắt cóc con tin đòi tiền chuộc ở miền nam Philippines - là một trong các nhóm quân sự ly khai theo chủ nghĩa Hồi giáo đặt căn cứ tại Bangsamoro (Jolovà Basilan), nơi mà trong suốt 30 năm qua đã có nhiều nhóm Hồi giáo khác nhau tham gia và cuộc nổi dậy đòi độc lập. Kể từ khi thành lập vào đầu thập niên 1990, nhóm Abu Sayyaf đã thực hiện các vụ đánh bom, bắt cóc, ám sát và tống tiền - đó là những gì mà họ coi là cuộc chiến để lập ra một vùng Hồi giáo độc lập tại Philippines. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đưa Abu Sayyaf vào danh sách các nhóm khủng bố từ lâu.

Ba tỉnh miền Nam Thái Lan hiện nay gồm ba tỉnh Yala, Narathiwat, Patani và bốn huyện thuộc tỉnh Songkhla với đa số là dân sắc tộc Malayu theo tín ngưỡng đạo Hồi. Sau khi Vương quốc Ayuthya giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh với Vương quốc Patani vào khoảng năm 1848 thì chính thức các tỉnh và huyện kể trên thuộc về Vương quốc Thái Lan. Kể từ khi lấy được ba tỉnh thuộc Vương quốc Patani tiền thân của quốc gia Malaysia hiện nay, chính quyền Thái Lan nhanh chóng thiết lập hệ thống tổ chức hành chính cho phù hợp.

Từ năm 2004, tình trạng chống đối bằng bạo động ở đây bắt đầu bùng phát và ngày càng gia tăng mức độ khốc liệt, các nhóm phiến quân áp dụng bằng bạo lực với chiến thuật chiến tranh du kích hết sức đa dạng. Chủ yếu bằng cách đốt trường học và ám sát nhân viên chính phủ đặc biệt là giáo viên, nhà sư, sử dụng mìn đặt trên các trục giao thông đường bộ hoặc đường sắt, dùng bom xe trên cả xe hơi và gắn máy, tấn công các khu dân cư, chợ búa, các trung tâm thương mại, khách sạn, nhà hàng...

Với mục đích tạo nên tình trạng bất ổn cao nhất ở ba tỉnh miền Nam, nhằm đòi ly khai hoặc được hưởng quy chế tự trị. Tình trạng ám sát và nổ bom hàng ngày đã gây sức ép buộc chính phủ phải ngồi vào bàn đàm phán. Tuy nhiên, vòng đàm phán thứ hai, ngày 28/4/2013, đã kết thúc chóng vánh với nhiều bế tắc xem chừng khó có lối thoát và phía phiến quân lập tức đẩy mạnh việc khủng bố.

Còn tại Myanmar, bang Rakhine trước đây có tên là Nhà nước Arakan, được sáp nhập vào Miến Điện vào năm 1785. Trong khoảng thời gian từ giữa thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XVII, Arakan là một vương quốc Hồi giáo, được các vị vua mang tước hiệu Hồi giáo Shah cai trị. Theo một báo cáo của Nhóm nghiên cứu Khủng hoảng quốc tế (ICG) có trụ sở tại Bỉ, Phong trào Harakah al-Yakin được thành lập từ năm 2012 và thu hút sự quan tâm của quốc tế sau vụ tấn công tại bang Rakhine ngày 9/10/2016 khiến 9 cảnh sát thiệt mạng. Vụ tấn công đã dẫn đến việc quân đội Myanmar tiến hành các chiến dịch bố ráp khiến ít nhất 86 người thiệt mạng và 27.000 người Rohingya đã chạy nạn sang Bangladesh.

ICG tiết lộ phong trào Harakah al-Yakin của người Hồi giáo Rohingya ở bang Rakhine có mối liên hệ với những người gốc Pakistan và Ả Rập Xê Út. Theo đó, những người Hồi giáo Rohingya đang chiến đấu ở Pakistan và Afghanistan đã bí mật huấn luyện cho những người dân địa phương ở bắc Rakhine suốt 2 năm trước đó. Đây là những dấu hiệu đầu tiên cho thấy bóng dáng của một tổ chức quy củ, có nguồn tài trợ dồi dào đứng sau cuộc khủng hoảng ở Myanmar. ICG cảnh báo nếu chính phủ Myanmar xử lý sai lầm tình hình, bao gồm sử dụng vũ lực bừa bãi, thì điều này có thể tạo ra các điều kiện cho việc cực đoan hóa một bộ phận dân số Rohingya, cho phép các nhóm thánh chiến xuyên quốc gia lợi dụng để theo đuổi các ý đồ của họ.
 

Hồi giáo trên thế giới

Hồi giáo ra đời ở bán đảo Ảrập vào đầu thế kỷ VII sau Công nguyên, gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp của Mohammad - người mạc khải, khai sáng tín ngưỡng Hồi giáo.

Hiện nay, Hồi giáo là tôn giáo có tín đồ đông nhất thế giới (trên 1,3 tỷ tín đồ), có mặt ở hơn 100 quốc gia trên tất cả các châu lục. Quốc gia có đông người Hồi giáo nhất hiện nay không phải là nước ở khu vực Trung Đông như nhiều người vẫn tưởng, mà là Indonesia nước ở khu vực Đông Nam Á với trên 180 triệu tín đồ chiếm khoảng 86% dân số của đất nước này.

Từ khi Mohammad qua đời, nội bộ Hồi giáo trên thế giới xảy ra nhiều cuộc tranh chấp quyền lực. Vì vậy, sau này Hồi giáo phải chia thành các dòng, các hệ phái khác nhau. Các quốc gia có đông người Hồi giáo có khuynh hướng thành lập tổ chức Hồi giáo gắn với lãnh thổ của từng nước, kết hợp hoạt động tôn giáo với chăm lo đời sống mọi mặt cho cộng đồng. Mặt khác, một số tổ chức Hồi giáo quốc tế cũng ra đời, tuy nhiên các tổ chức này mang hình thức "liên hiệp" lỏng lẻo, không phải là tổ chức giáo hội quốc tế.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Mỹ không còn hệ thống phòng không Patriot để gửi cho Ukraine

Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan cho biết Washington không còn hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine, nhưng sẽ gây áp lực buộc EU và NATO chia sẻ cho Kiev.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm