| Hotline: 0983.970.780

Dự án Sài Gòn - Đại Ninh để mất hàng trăm ha rừng

Thứ Bảy 18/03/2023 , 15:45 (GMT+7)

Dự án Khu đô thị du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Đại Ninh được cho thuê 1.000ha rừng nhưng sau 13 năm, 257ha bị phá và khoảng 111ha đất rừng bị lấn chiếm.

Dự án Khu đô thị du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Đại Ninh (gọi tắt là Dự án Sài Gòn - Đại Ninh) của Công ty cổ phần đầu tư du lịch Sài Gòn - Đại Ninh có diện tích 3.595ha, trong đó diện tích thuê rừng trên 1 nghìn ha. Dự án nằm trên 4 xã Phú Hội, Ninh Gia, Tà Hine và Ninh Loan của huyện Đức Trọng (Lâm Đồng).

Dự án Khu đô thị du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Đại Ninh (gọi tắt là Dự án Sài Gòn - Đại Ninh) của Công ty cổ phần đầu tư du lịch Sài Gòn - Đại Ninh có diện tích 3.595ha, trong đó diện tích thuê rừng trên 1 nghìn ha. Dự án nằm trên 4 xã Phú Hội, Ninh Gia, Tà Hine và Ninh Loan của huyện Đức Trọng (Lâm Đồng).

Dự án có tổng mức đầu tư trên 25.000 tỷ đồng, diện tích các phân khu nằm trải rộng ở khu vực hồ Đại Ninh. Theo kế hoạch, dự án sẽ triển khai từ năm 2010 và hoàn thiện, đưa vào sử dụng năm 2018.

Dự án có tổng mức đầu tư trên 25.000 tỷ đồng, diện tích các phân khu nằm trải rộng ở khu vực hồ Đại Ninh. Theo kế hoạch, dự án sẽ triển khai từ năm 2010 và hoàn thiện, đưa vào sử dụng năm 2018.

Tuy nhiên, hiện dự án Sài Gòn - Đại Ninh mới chỉ thi công được 15 nhà làm việc của chuyên gia, 1 hội trường, 6 trạm dừng chân, khoảng 20km đường nội bộ. Còn lại vẫn 'án binh bất động'.

Tuy nhiên, hiện dự án Sài Gòn - Đại Ninh mới chỉ thi công được 15 nhà làm việc của chuyên gia, 1 hội trường, 6 trạm dừng chân, khoảng 20km đường nội bộ. Còn lại vẫn “án binh bất động”.

Theo báo cáo của Sở Tài chính tỉnh Lâm Đồng, đến cuối năm 2021, Công ty cổ phần đầu tư du lịch Sài Gòn - Đại Ninh mới đầu tư vào dự án khoảng 2.000 tỷ đồng.

Theo báo cáo của Sở Tài chính tỉnh Lâm Đồng, đến cuối năm 2021, Công ty cổ phần đầu tư du lịch Sài Gòn - Đại Ninh mới đầu tư vào dự án khoảng 2.000 tỷ đồng.

Đáng lưu ý, suốt 13 năm qua, Dự án Sài Gòn - Đại Ninh đã để 257ha rừng bị phá và khoảng 111ha đất rừng bị lấn chiếm.

Đáng lưu ý, suốt 13 năm qua, Dự án Sài Gòn - Đại Ninh đã để 257ha rừng bị phá và khoảng 111ha đất rừng bị lấn chiếm.

Một hạng mục dang dở trong Dự án Sài Gòn - Đại Ninh.

Một hạng mục dang dở trong Dự án Sài Gòn - Đại Ninh.

Một công trình tạm bợ, xập xệ trong phạm vi dự án.

Một công trình tạm bợ, xập xệ trong phạm vi dự án.

Đối với Dự án Sài Gòn - Đại Ninh, năm 2020, Thanh tra Chính phủ có kết luận số 929 về những sai phạm tại dự án.

Đối với Dự án Sài Gòn - Đại Ninh, năm 2020, Thanh tra Chính phủ có kết luận số 929 về những sai phạm tại dự án.

Kết luận 929 cũng xác định Công ty cổ phần đầu tư du lịch Sài Gòn - Đại Ninh không có năng lực tài chính, không có khả năng thực hiện dự án và yêu cầu UBND tỉnh Lâm Đồng chấm dứt hoạt động, thu hồi đất.

Kết luận 929 cũng xác định Công ty cổ phần đầu tư du lịch Sài Gòn - Đại Ninh không có năng lực tài chính, không có khả năng thực hiện dự án và yêu cầu UBND tỉnh Lâm Đồng chấm dứt hoạt động, thu hồi đất.

Tháng 7/2021, Thanh tra Chính phủ đã sửa đổi một số nội dung trong kết luận số 929, rút lại yêu cầu chấm dứt hoạt động, thu hồi đất đối với dự án trên và đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng hướng dẫn công ty thực hiện thủ tục giãn tiến độ, điều chỉnh dự án theo Luật đầu tư năm 2014, gia hạn sử dụng đất theo Luật đất đai năm 2013, hoàn thành dự án theo đúng cam kết.

Tháng 7/2021, Thanh tra Chính phủ đã sửa đổi một số nội dung trong kết luận số 929, rút lại yêu cầu chấm dứt hoạt động, thu hồi đất đối với dự án trên và đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng hướng dẫn công ty thực hiện thủ tục giãn tiến độ, điều chỉnh dự án theo Luật đầu tư năm 2014, gia hạn sử dụng đất theo Luật đất đai năm 2013, hoàn thành dự án theo đúng cam kết.

Liên quan đến việc mất 257ha rừng tại dự án, cuối năm 2021, cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng buộc chủ đầu tư dự án phải bồi thường trên 18 tỷ đồng.

Liên quan đến việc mất 257ha rừng tại dự án, cuối năm 2021, cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng buộc chủ đầu tư dự án phải bồi thường trên 18 tỷ đồng.

Được biết, Công ty cổ phần đầu tư du lịch Sài Gòn - Đại Ninh đã thành lập Ban quản lý rừng để quản lý diện tích rừng được giao, cho thuê nhưng vẫn xảy ra tỉnh trạng mất rừng.

Được biết, Công ty cổ phần đầu tư du lịch Sài Gòn - Đại Ninh đã thành lập Ban quản lý rừng để quản lý diện tích rừng được giao, cho thuê nhưng vẫn xảy ra tỉnh trạng mất rừng.

Xem thêm
Lịch gieo sạ vụ đông xuân tại Đồng bằng Sông Cửu Long

Lịch gieo sạ vụ đông xuân tại Đồng bằng Sông Cửu Long. Xuất khẩu phân bón thu gần 645 triệu USD. 70% diện tích chè sẽ được chứng nhận đến năm 2030. Heo hơi kết thúc chuỗi ngày tăng giá.

Tri thức và nông dân: Hợp tác, đổi mới hướng đến nền nông nghiệp hiện đại

Hướng đến phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh, Nghị quyết số 19-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tri thức hóa nông dân, thông qua việc nâng cao trình độ, nhận thức và bảo đảm quyền làm chủ của nông dân trong bối cảnh chuyển đổi số, cách mạng công nghiệp 4.0. Ông Lý Văn Giàu - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Đồng Tháp và TS Trần Minh Hải - Phó Hiệu trưởng Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn (Bộ NN-PTNT) sẽ cùng trao đổi về sự cần thiết xây dựng người nông dân chuyên nghiệp.

Hướng dẫn nuôi thỏ New Zealand trong chuồng lồng kinh tế cao nhất

Thỏ New Zealand là giống nuôi tăng trưởng nhanh, thịt thơm ngon, mắn đẻ. Chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây hướng dẫn chi tiết cách nuôi thỏ New Zealand trong chuồng lồng đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.

Quản lý tổng hợp một số dịch hại phổ biến trên cây dừa

Bài trình bày của TS Trần Thị Mỹ Hạnh, Viện Cây ăn quả Miền Nam sẽ giúp bà con hiểu và quản lý tổng hợp một số dịch hại phổ biến trên cây dừa.