| Hotline: 0983.970.780

Mở rộng điều tra vụ phá rừng quy mô lớn tại Thanh Hóa

Thứ Sáu 17/02/2023 , 07:36 (GMT+7)

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu cơ quan có trách nhiệm tập trung chỉ đạo, xử lý dứt điểm vụ phá rừng tại huyện Lang Chánh.

Hàng trăm cây gỗ bị khai thác trái phép

UBND huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) vừa có báo cáo về tình trạng khai thác rừng trái phép trên địa bàn xã Yên Thắng. Theo đó, sau khi phát hiện tình trạng khai thác lâm sản trái phép, lực lượng chức năng đã kiểm tra 64 lô, 16 khoảnh, 4 tiểu khu với 21 chủ rừng là hộ gia đình, 4 nhóm hộ gia đình và Công ty TNHH MTV cao su Thanh Hóa  phát hiện: Có 332 cây gỗ thông thường thuộc rừng tự nhiên bị khai thác trái phép, trong đó có 73 cây tái sinh trên đất trống và trong rừng trồng; 259 cây tái sinh trong tự nhiên nghèo và trung bình là rừng sản xuất; khối lượng gỗ củi tính theo cơ sở tiêu chuẩn Việt Nam là 32,907m³, số còn lại tại rừng là 2,5 tấn dạng củi; số đã bị thu hồi là 4, 1 tấn.

z4108111565413_dcf845d7df6b4d5b65dd43c4b59e96c8

Số gỗ bị khai thác trái phép được lực lượng kiểm lâm thu giữ.

Ngoài ra, để phục vụ quá trình điều tra, lực lượng chức năng đã tiến hành kiểm tra các cơ sở kinh doanh, chế biến và cất giữ lâm sản (Công ty cổ phần lâm sản Lang Chánh, Công ty TNHH Xuất khẩu Đại Phát) đồng thời tiến hành xác minh nguồn gốc gỗ, củi đang được lưu trữ tại đây.

"Tại Công ty cổ phần lâm sản Lang Chánh có 80 tấn gỗ, củi, công ty có mở sổ theo dõi xuất, nhập lâm sản, nhưng không ghi chép đầy đủ. Tại Công ty TNHH Xuất khẩu Đại Phát, có 14,97m³ gỗ củi xoan, keo; có 3,036m³ gỗ, củi khác và 7 tấn củi", báo cáo của UBND huyện Lang Chánh nêu.

lf

Nhiều cây gỗ bị đốn hạ không thương tiếc.

Kiểm tra tại gia đình ông lê Văn Toàn, trú tại thôn Yên Thành, xã Yên Thắng, lực lượng chức năng phát hiện cất giữ trái pháp luật 1,8 tấn củi; đoàn kiểm tra đã tiến hành lập hồ sơ tạm giữ toàn bộ lâm sản. Ngoài ra, tại bìa rừng, đường mòn vào rừng phát hiện cất giấu 4,1 tấn củi, lượng chức năng đã lập hồ sơ tạm giữ lâm sản.

Kiểm tra tại nhà ông Lê Thế Anh, trú tại thôn Yên Thành, xã Yên Thắng phát hiện cất giữ 47 tấm gỗ loại

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh hóa yêu cầu cơ quan có trách nhiệm tập trung chỉ đạo, xử lý dứt điểm các vụ việc trọng điểm, nổi cộm về phá rừng, kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan để xảy ra tình trạng khai thác gỗ rừng tự nhiên trái pháp luật tại thôn Tráng, thôn Yên Thành (xã Yên Thắng, huyện Lang Chánh), đồng thời lập hồ sơ, xử lý nghiêm đối tượng vi phạm theo đúng quy định pháp luật, kiên quyết không để xảy ra các trường hợp tương tự

thông thường còn tươi, khối lượng 0,709m³ sử dụng để sửa nhà. Số gỗ trên, ông Anh khai thác trái pháp luật tại hón Piềng, thôn Tráng là rừng sản xuất nghèo kiệt thuộc rừng tự nhiên.

Do tính chất phức tạp của vụ việc, liên quan tới nhiều chủ rừng là hộ gia đình, chủ rừng là đơn vị nhà nước, diễn ra tại nhiều lô, khoảnh, tiểu khu vì vậy cần thời gian để xác minh làm rõ.

Trước sự việc trên, Ban Thường vụ Huyện ủy Lang Chánh đã giao nhiệm vụ cho các cơ quan tham mưu vào cuộc, mở rộng kiểm tra, điều tra, xác minh để xử lý nghiêm đối với những các nhân, tổ chức vi phạm với tinh thần quyết liệt, khẩn trương, nghiêm túc, không né tránh, đùn đẩy, bao che.

Hiện tại, Hạt Kiểm lâm huyện Lang Chánh đã thụ lý và tiếp nhận giải quyết tin báo tố giác tội phạm, đồng thời thông báo đến Viện Kiểm sát nhân dân huyện Lang Chánh để kiểm sát việc tuân thủ theo pháp luật trong việc tiếp nhận xử lý tin báo tố giác tội phạm. Tiếp tục điều tra, củng cố hồ sơ đối tượng khai thác, chủ cơ sở kinh doanh, chế biến lâm sản, chủ hộ gia đình có hành vi vi phạm để khẩn trương xử lý dứt điểm vụ việc.

Được biết, từ đầu năm 2022 đến đầu tháng 1/2023, trên tuyến đường từ xã Yên Thắng đi Trí Nang, Hạt Kiểm lâm huyện Lang Chánh đã phối hợp kiểm tra, bắt giữ xử lý 9 vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp, lâm sản, tạm giữ và tịch thu 7,167m³ gỗ tròn; 0,118m³ gỗ xẻ; 0,5 tấn gỗ dạng củi; đã xử lý 6 vụ, phạt tiền 51 triệu đồng, tịch thu 3,290m³ gỗ tròn; 0,118m³ gỗ xẻ; 3 vụ đang hoàn thiện hồ sơ xử lý theo quy định pháp luật; tạm giữ 3,877m³ gỗ tròn, 5 tấn gỗ dạng củi; tạm giữ 1 xe ô tô BKS 17K-6951 do ông Lương Văn Đại sinh năm 1992, trú tại thôn Tráng, xã yên Thắng vận chuyển trái pháp luật 2,611m³ gỗ rừng tự nhiên và gỗ cao su.

pha

Cây rừng bị chặt hạ để lộ phần gốc. 

Cắt xén tiền bảo vệ rừng của người dân

Cũng tại huyện Lang Chánh, mới đây, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh Thanh Hóa đã hành kết luận thanh tra nhiều nội dung tố cáo tại Ban Quản lý rừng phòng hộ (viết tắt Ban QLRPH) Lang Chánh, qua đó đã phát hiện nhiều vi phạm về quy định việc chi trả chế độ quản lý, bảo vệ rừng.

Đáng nói là, đoàn thanh tra Sở NN-PTNT tỉnh Thanh Hóa đã phát hiện Ban QLRPH Lang Chánh đã thu phần trăm kinh phí giao khoán bảo vệ rừng (tiền công tri trả cho cá nhân, hộ gia đình tham gia bảo vệ rừng) và không chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho nhiều hộ dân, với số tiền sai phạm lên tới cả trăm triệu đồng.

Cụ thể, đối với kinh phí giao khoán, bảo vệ rừng: Các cá nhân hộ gia đình tham gia bảo vệ rừng được hưởng tiền công bảo vệ rừng theo đơn giá hỗ trợ của nhà nước, đồng thời bên giao khoán có trách nhiệm thanh toán kịp thời tiền hỗ trợ cho người dân. Căn cứ diện tích rừng phòng hộ đã được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt, hàng năm, từ năm 2018 - 2020 Ban QLRPH Lang Chánh được giao kế hoạch bảo vệ rừng phòng hộ trên địa phận thị trấn và 5 xã huyện Lang Chánh.

Theo đó, năm 2018, tổng số tiền phải chi trả là hơn 746 triệu đồng; năm 2019 hơn 1 tỷ đồng; năm 2020 là hơn 900 triệu đồng. Qua kiểm tra, từ năm 2018 - 2020, Ban QLRPH Lang Chánh quản lý tự thỏa thuận trong hợp đồng giao khoán thu lại 10% tiền công bảo vệ rừng của cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng thôn bản, tương ứng số tiền đã thu hơn 276 triệu đồng. Khoản thu được đơn vị hạch toán tăng nguồn quỹ phúc lợi, được sử dụng chi tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên chức và các chi phí khác.

Ngoài ra, việc chi trả tiền dịch vụ môi trường cho các hộ nhận khoán bảo vệ rừng cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện (thuộc lưu vực nhà máy thủy điện Trí Nang) được cơ quan có thẩm quyền kết luận có nhiều vi phạm.

Theo đó, trong khoảng thời gian trên, Ban QLRPH Lang Chánh đã tự ý thu lại 10% trên tổng số tiền dịch vụ môi trường phải chi trả cho diện tích rừng được giao khoán bảo vệ của các cá nhân, hộ gia đình và tổ cộng đồng. Ngoài ra, đơn vị này còn không chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho hộ gia đình ông Hoàng Văn Việt năm 2020.

Sở NN-PTNT Thanh Hóa khẳng định trách nhiệm để xảy ra các sai phạm trên thuộc về ông Nguyễn Thành Công, nguyên Giám đốc Ban QLRPH Lang Chánh; ông Ngô Văn Trọng, nguyên Trưởng phòng KH-KT-BVR (hiện giữ chức Phó Giám đốc); bà Lê Thị Thoa, kế toán.

Đồng thời, Sở chỉ đạo các đơn vị liên quan kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm đối với các ông bà nêu trên. Yêu cầu, Ban QLRPH Lang Chánh phối hợp với ông Nguyễn Thành Công thu hồi các khoản đã chi và sử dụng nguồn kinh phí hợp pháp khác để hoàn trả lại 10% tiền công bảo vệ rừng, cung ứng dịch vụ môi trường rừng đã thu trái quy định của các hộ nhận khoán, tổng số tiền trong 3 năm phải hoàn trả là hơn 312 triệu đồng, báo cáo về Sở trước ngày 15/2.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.