| Hotline: 0983.970.780

DỰ BÁO SÂU BỆNH TUẦN TỪ 6-12/6/2011

Thứ Hai 06/06/2011 , 10:06 (GMT+7)

1. Các tỉnh phía Bắc

- Trên lúa:

+ Rầy nâu, rầy lưng trắng lứa 3: Tiếp tục gây hại trên lúa đòng trỗ - chắc xanh, đỏ đuôi nhất là trên các giống nhiễm; gây cháy cục bộ, nếu không phòng trừ kịp thời. Cần thường xuyên theo dõi và xử lý ở những diện tích có mật độ cao; kiểm tra kết quả sau phun thuốc và chống tái nhiễm sau phun.

+ Sâu cuốn lá nhỏ lứa 3: Tiếp tục gây hại lá đòng trên trà lúa đông xuân muộn trỗ vào đầu tháng 6/2011; cần tiếp tục theo dõi và phòng trừ những diện tích có mật độ sâu cao. Không khuyến cáo phun thuốc tràn lan, để tránh gây bộc phát rầy về cuối vụ.

+ Bệnh khô vằn: Hại tăng trên trà lúa muộn, giai đoạn làm đòng - trỗ bông, nhất là trong điều kiện thời tiết nắng nóng xen kẽ mưa rào, ruộng cấy dày, bón thừa đạm.

+ Bệnh đạo ôn cổ bông: Gây hại trên các trà lúa trỗ, giống nhiễm trong điều kiện thời tiết thuận lợi, đặc biệt trên các diện tích lúa bị nhiễm đạo ôn lá.

+ Sâu đục thân lứa 2 tiếp tục gây hại trên lúa muộn trỗ trong tháng 6/2011. Cần kiểm tra, theo dõi phun trừ ở những nơi có mật độ trứng từ 0,3 ổ/m2 trở lên.

- Các cây trồng khác: Các loại sâu bệnh tiếp tục gây hại ở mức độ nhẹ.

2. Nam Trung bộ và Tây Nguyên

- Trên lúa: Nhiệm vụ trọng tâm là theo dõi và phòng chống cháy rầy cục bộ ở cuối vụ.

+ Rầy nâu, rầy lưng trắng phát sinh diện hẹp trên lúa xuân hè, hè thu; cần theo dõi chặt, nhất là trên diện tích nhiễm bệnh lùn sọc đen từ vụ trước để xử lý kịp thời.

+ Bệnh lùn sọc đen: Thực hiện vệ sinh đồng ruộng trước khi bước vào vụ sản xuất hè thu; đối với những diện tích lúa xuân hè, hè thu đã xuống giống, cần tập trung theo dõi chặt bệnh tại các vùng đã bị nhiễm bệnh từ các vụ trước đây và xử lý kịp thời khi phát hiện thấy bệnh.

- Trên rau màu, cây công nghiệp: Các loại sâu bệnh... tiếp tục gây hại nhẹ, rải rác tại các tỉnh trong vùng.

3. Các tỉnh phía Nam

- Trong tuần tới rầy bắt đầu nở và kéo dài đến 10/6/2011, xuất hiện trên lúa từ giai đoạn đẻ nhánh đến đòng trỗ, gây hại phổ biến ở mức nhẹ - trung bình; lúa giai đoạn đòng trỗ có thể nhiễm nặng. Cần thăm đồng, theo dõi, kiểm tra kỹ ruộng lúa, khi rầy cám nở rộ tuổi 2 - 3, xử lý thật tốt bằng một trong các loại thuốc chống lột xác, lúa giai đoạn đòng trỗ nếu mật số rầy quá cao và có nhiều lứa gối nhau có thể phối hợp thuốc chống lột xác với thuốc có tác động lưu dẫn để giảm nhanh mật số, hạn chế ảnh hưởng đến năng suất và lan truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá cho lúa.

- Bệnh đạo ôn lá có thể tiếp tục gia tăng diện tích và mức độ gây hại do tình hình thời tiết và giai đoạn lúa thích hợp cho bệnh phát sinh phát triển, đặc biệt trên những ruộng sử dụng giống nhiễm bệnh, sạ dày, bón phân đạm nhiều ở đầu vụ. Cần thăm đồng thường xuyên để phát hiện kịp thời và phòng trừ bệnh sớm để đạt hiệu quả cao.

- Ngoài ra, cũng cần lưu ý OBV, sâu cuốn lá nhỏ xuất hiện từ giai đoạn mạ-đẻ nhánh; nhện gié từ giai đoạn đẻ nhánh-đòng; các đối tượng khác xuất hiện với diện tích và mức độ gây hại nhẹ. 

KHUYẾN CÁO

- Rầy nâu: Applaud 10 WP phun khi rầy ở tuổi 2-3. Trường hợp rầy di trú mật số cao, gối lứa phun hỗn hợp Applaud 10 WP+Altach 5 EC. Lúa vừa nhiễm rầy, vừa nhiễm sâu đục thân, sâu cuốn lá, tuyến trùng phun hỗn hợp Oncol 25 WP+Altach 5 EC.

- Sâu cuốn lá nhỏ: Altach 5 EC, Suco 50 EC, Nouvo 3,6 EC, Nurelle D 25/2,5 EC, Cyper 25 EC, Oncol 25 WP phun khi sâu tuổi còn nhỏ.

- Bệnh đạo ôn lá và cổ bông: Beam 75 WP phun ở giai đoạn mạ đến làm đòng để trừ đạo ôn lá khi bệnh chớm xuất hiện. Đạo ôn cổ bông, phun ngừa trước trổ và khi lúa trổ đều.

- Bệnh khô vằn: Dùng Vali 3 SL, Vali 5 SL, Catcat 250 EC; Bệnh bạc lá: Dùng Bonny 4 SL; Bệnh vàng lá chín sớm, lem lép hạt: Dùng Carbenda supper 50 SC.

Xem thêm
Người Mông trung thành với lợn đen

YÊN BÁI Đồng bào Mông ở Yên Bái tập trung phát triển chăn nuôi lợn đen bản địa quy mô hàng hóa, phù hợp với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt lại giúp nâng cao thu nhập.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Trang trại nho trĩu quả bên dòng Sê San

Vài năm nay, huyện Ia Grai không chỉ nổi tiếng bởi có dòng Sê San, là vựa cà phê lớn nhất tỉnh Gia Lai mà còn nổi lên với những vườn nho trĩu quả.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất